Đối tượng nào thường mắc bệnh bụi phổi silic
Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:
- Khai thác quặng đá có chứa silic tự do
- Đẽo mài đá có chứa silic tự do
- Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do
- Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
- Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
- Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm...
Các yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic
Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:
Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
Đẽo mài đá có chứa silic tự do.
Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do.
Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm.
Chẩn đoán bệnh bệnh bụi phổi silic
Người lao động được xét chẩn đoán phải là người có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép.
Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm, cá biệt dưới 5 năm (phải được hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa).
Hình ảnh tổn thương trên X-quang, có hạt xilicô.
Một số dấu hiệu khác như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế.
Điều trị bệnh bụi phổi silic
Đây là bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả mà chỉ làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc: thuốc chống viêm, thuốc giảm xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.