"Con nên nghe lời người lớn"
Nghe đến đây, đứa trẻ nghĩ: "Tất cả người lớn đều thông minh và giỏi giang. Mình phải làm theo lời họ". Cụm từ này nguy hiểm vì đứa trẻ bắt đầu tin tưởng tất cả người lớn, kể cả người lạ, và không mong đợi điều gì xấu từ họ.
Cha mẹ nên nói: "Con cần phải nghe lời cha mẹ". Điều này giúp đứa trẻ phát triển tư duy phản biện và không tin tưởng vào người lạ.
"Mẹ đã nói rồi mà"
Đây là câu nói sáo rỗng trong cách nuôi dạy trẻ bởi vì nó không mang tính xây dựng. Đứa trẻ nhận ra cảm xúc của nó không quan trọng và cha mẹ không cho chúng được tìm hiểu vấn đề.
Ví dụ khi con năn nỉ bạn ra chơi cùng chúng nhưng bạn lại bận làm việc. Nếu bạn không giải thích mà từ chối chúng ngay thì bạn sẽ trở thành người xấu tính và khiến chúng buồn. Ngược lại, nếu bạn giải thích thì ít nhất chúng cũng sẽ hiểu tình hình cho dù có khó chịu.
“Loại như mày thì làm nên trò trống gì?”
Bất kể con cái làm việc gì hỏng thì bố mẹ cũng không nên tuôn ra những câu như thế.
Người lớn có biết những câu nói như thế sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự tự tin của trẻ không?
Có biết sau này mỗi lần làm việc gì trẻ cũng không còn tự tin, thoải mái làm như trước không?
“Cấm khóc lóc"
Khi nghe những lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình không được bộc lộ cảm xúc. Cứ khóc là mình sẽ bị mắng". Trẻ có thể lớn lên trong im lặng và thu mình hơn. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng, thịnh nộ và đẫm nước mắt của những đứa trẻ.
Bạn nên nói với con: "Hãy kể cho mẹ chuyện gì đã xảy ra với con?", "tại sao con lại khóc?" Nếu trẻ bị ngã hay bị bầm tím, hãy thử hỏi "con khóc vì đau hay vì sợ hãi?" Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp đứa trẻ xác định được cảm xúc của chính mình.
"Con có chắc con làm được điều này không?"
Cha mẹ thường bảo vệ con quá mức và luôn muốn giúp đỡ con ngay cả khi chúng không cần. Họ luôn nghĩ việc giúp đỡ con trong mọi việc hoặc không cho chúng làm gì đó là đang bảo vệ con. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới đứa trẻ bởi vì chúng sẽ thiếu tự tin vào năng lực của bản thân và sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm về việc gì đó.
"Con không được tham lam"
Khi nghe được câu nói dễ tổn thương này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi dễ bị thao túng. Trẻ sẽ không bảo vệ được giá trị và tài sản của chính mình, luôn nghĩ rằng con không xứng đáng với chúng.
Bạn nên nói: "Con có muốn cho bạn mượn đồ chơi không?' hoặc "con có thể cùng chơi đồ chơi với bạn được không?". Hãy cho con bạn một cơ hội để tự quản lý mọi thứ của chúng. Nếu trẻ chống lại việc chia sẻ, thì đừng trách mắng và ép buộc con.