1. Con có thể chọn, hoặc là... hoặc là...
Trao cho bé quyền lựa chọn cũng sẽ làm bé hào hứng hơn với yêu cầu của bố mẹ hơn.
Có thể cùng một yêu cầu sai bé đi làm việc nhà, nhưng nếu mẹ cho bé chọn lựa giữa tưới cây và quét sân, bé được đích thân lựa chọn chứ không có cảm giác bị bắt buộc, việc chọn cái này chứ không phải cái kia cũng mang lại cảm giác bé đã chọn được thứ tốt nhất cho mình.
2. “Đố con biết làm thế nào để...”
Trẻ nhỏ rất ghét bị ra lệnh nhưng khi được đưa ra thử thách thì lại rất hào hứng. Vậy tại sao thay vì ra lệnh, bạn lại không biến nó thành thử thách để con muốn làm?
Trẻ nhỏ rất ghét bị ra lệnh nhưng khi được đưa ra thử thách thì lại rất hào hứng. |
3. Bố mẹ cảm ơn/xin lỗi con
Khi bố mẹ tự nhận lỗi với trẻ bằng việc xin lỗi hoặc công nhận hành động của con qua việc cám ơn, trẻ sẽ cảm thấy mình và bố mẹ có quyền bình đẳng ngang nhau, ai sai người ấy chịu, ai đúng người ấy được khen.
Bố mẹ là tấm gương mẫu mực thì lời nói thuyết phục con cái mới có sức nặng.
4. Mẹ biết là con thích... nhưng...
Thể hiện sự đồng cảm với trẻ sau đó mới đưa ra yêu cầu, sẽ khiến trẻ cảm thấy được thấu hiểu và dễ dàng đồng ý hơn.
Ví dụ như khi bạn nói: “Mẹ biết con thích trò cầu trượt này lắm, nhưng mình phải về rồi không tối mất” - vế đầu tiên của câu nói sẽ cho thấy bạn có quan tâm đến cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ tiếp nhận rằng: “À, bố mẹ có hiểu ý mình muốn.” Nhờ đó, tâm lí muốn phản kháng của trẻ sẽ dịu đi nhiều sau khi nghe vế “nhưng...” đằng sau.
Nếu bố mẹ không thể hiện sự đồng cảm ngay từ đầu mà bắt ép trẻ làm theo ý mình luôn thì việc trẻ bực bội, phản đối là điều dễ hiểu.
5. “Sony, nghe mẹ nói này!”
Đây là một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả. Thay vì gọi con một cách chung chung, bạn hãy gọi rõ ràng tên con.
Tên của con chính là “cụm từ kì diệu”. Gọi tên của trẻ khiến trẻ chú ý vào mệnh lệnh được giao hơn và tập trung lắng nghe hơn.
Thay vì gọi con một cách chung chung, bạn hãy gọi rõ ràng tên con. |
6. “Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...”
Đây là cách nói giúp trẻ hiểu được suy nghĩ và cảm nhận của mẹ. Từ đó, trẻ sẽ tự nguyện làm theo mà không cảm thấy bị áp đặt.
Ví dụ như lúc bạn nói:“Khi con chạy lung tung, mẹ cảm thấy rất lo lắng vì con có thể đi lạc mất” sẽ giúp trẻ hiểu được suy nghĩ của bạn, biết được bố mẹ muốn con không làm cái này, cái kia vì lo lắng cho trẻ chứ không phải vì muốn ra lệnh cho trẻ.
Điều này sẽ khiến trẻ tự nguyện nghe lời bố mẹ.
7. Con có cảm thấy buồn không?
Trẻ nhỏ có thể chưa nhận thức được cảm xúc hiện tại của mình chính xác là gì. Cha mẹ cần giúp con điều khiển cảm xúc bằng cách giúp con “gọi tên” cảm xúc. Khi con đang buồn, giận, khó chịu,.. hãy hỏi tâm trạng hiện tại của bé là gì, vì sao lại thế và cùng bé xử lí điều đó.
8. Con nói đi, bố/mẹ nghe này
Đôi khi, điều bố mẹ cần làm không phải là nói gì hết mà chính là lắng nghe con trẻ bày tỏ.
Đừng vì bận rộn mà bỏ quên mất khoảng thời gian bên con, lắng nghe tâm sự của con. Nhờ đó, bé cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và nuôi dưỡng lòng tự tin.{{http://phunutoday.vn/lam-me/bo-me-phai-lam-gi-khi-phat-hien-con-xem-phim-den-104485.html}}