8 điều thú vị về thai nhi bác sĩ không nói với mẹ

19:02, Thứ hai 29/06/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mang thai là hành trình vô cùng đặc biệt và mẹ sẽ cảm thấy thời gian này kỳ diệu hơn khi biết 8 điều thú vị về bé dưới đây.

Chắc chắn không có mẹ nào phủ nhận mang thai là thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ, ngay cả khi mẹ đang bị những cơn ốm nghén hoành hành đến tận tháng cuối thai kỳ hay chứng đau lưng, đau hông, mệt mỏi… Bởi 9 tháng này mẹ sẽ cảm nhận được những điều vô cùng đặc biệt, đó là khoảnh khắc con yêu đạp bụng mẹ, hay lần đầu tiên được nghe tim thai của con… Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, chị em sẽ cảm nhận thấy thời gian này quá tuyệt diệu nếu biết thêm những điều thú vị về thai nhi dưới đây:

Thai nhi thích ngọt hơn đắng

Khi mẹ ăn bất cứ thực phẩm nào như tỏi, quế, gừng… thì hương vị của nước ối sẽ có mùi vị đó. Và các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng thai nhi có biểu hiện khuôn mặt khác nhau với từng thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Các chuyên gia cũng cho biết đây là cách tự nhiên để vị giác của bé phát triển, thích nghi với các loại thực phẩm sau khi bé chào đời.

Từ tuần 15 thai kỳ, em bé đã có những biểu hiện thích thú khi nước ối có vị ngọt và cau mày khi nước ối của mẹ có vị cay, đắng.

me
Từ tuần 15 thai kỳ, em bé đã có những biểu hiện thích thú khi nước ối có vị ngọt và cau mày khi nước ối của mẹ có vị cay, đắng.

Bé mở mắt

Mặc dù không có nhiều thứ để xem khi còn nằm trong bọc ối của mẹ nhưng em bé hoàn toàn có thể mở mắt từ tuần 28 thai kỳ. Mặc dù không nhìn được lâu nhưng bé sẽ có phản ứng với ánh sáng bắt đầu từ cuối giai đoạn 2.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát và nhận thấy thai nhi thường có xu hướng “trốn” ánh sáng bằng cách che tay hoặc cúi mặt khi ánh sáng chiếu qua bụng mẹ.

Đi tiểu

Vào cuối giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu. Nước ối sẽ được nuốt, tiêu hóa, lọc qua thận và sau đó bé lại đi tiểu lại tử cung và quá trình này tiếp tục được lặp đi lặp lại. Bằng cách quan sát qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ hoàn toàn nhận ra được phản xạ nuốt của bé.

Thở

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc: “Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không?”, “Tại sao thai nhi lại có thể thở, có sị sặc nước ối không?” Xin thưa trong bụng mẹ thai nhi vẫn thở bình thường. Mặc dù dây rốn đã cung cấp tất cả lượng oxy cần thiết cho bé tồn tại và phát triển nhưng em bé vẫn rất chăm chỉ tập thở.

Từ khoảng tuần thứ 8,9 thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên và tập thở cũng như hoàn thiện những kỹ năng sống sau này. Hơi thở chính thức đầu tiên của bé được “kích hoạt” bởi sự thay đổi nhiệt độ và môi trường khi bé lọt lòng mẹ. Đây cũng là lý do vì sao nếu mẹ chọn đẻ thường dưới nước thì nước trong bể bơi phải bằng với nhiệt độ nước ối. Điều này giúp làm chậm lại quá trình thay đổi nhiệt độ và hơi thở đầu tiên của bé, cho đến khi bé được nâng lên khỏi mặt nước. Khi đó dây rốn vẫn còn gắn với bé nên em bé vẫn tiếp tục nhận được oxy và đảm bảo an toàn.

Cười

Trong những tuần đầu tiên mới chào đời, mẹ sẽ rất bất ngờ, thích thú mỗi khi nhìn thấy con mỉm cười. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rằng khi còn trong bụng mẹ, em bé đã cười mỗi ngày. Sử dụng máy siêu âm 4D, mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy em sẽ mỉm cười trong bụng mẹ từ khoảng tuần thứ 26.

me
Từ khoảng tuần thứ 8,9 thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên và tập thở cũng như hoàn thiện những kỹ năng sống sau này.

Nấc

Thai nhi bắt đầu có hiện tượng nấc từ tháng thứ 3 thai kỳ mặc dù lúc này vì bé quá nhỏ nên có thể mẹ chưa cảm nhận được. Có những mẹ cho biết họ không nhận thấy hiện tượng này nhưng hầu hết các mẹ đều chia sẻ nhận thấy con nấc mỗi ngày. Hiện tượng này xuất hiện rõ rệt nhất từ giữa quý 2 thai kỳ.

Khóc

Điều này có thể khiến mẹ hơi buồn một chút nhưng mẹ yên tâm là hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Sử dụng công nghệ sóng siêu âm, các nhà khoa học đã xác định được hành vi khóc của thai nhi khi môi dưới của bé bắt đầu run lên. Khóc là công cụ giao tiếp quan trọng với trẻ sơ sinh và đây là một trong những kỹ năng quan trọng bé cần hoàn thiện trước khi chào đời nên mẹ không cần lo lắng.

Kết nối

Dù em bé không có internet để kết nối với mẹ trong thai kỳ nhưng đừng lo lắng bởi các bé không cần đến chúng. Theo nghiên cứu, vào khoảng 10 tuần cuối thai kỳ, em bé rất tích cực lắng nghe để phân biệt được giọng nói của mẹ. Bé có thể chưa hiểu được những gì mẹ nói nhưng hoàn toàn có thể nhận diện, phân biệt được giọng nói của mẹ. Điều này giúp bé có thể nhận ra ngay được giọng nói của mẹ sau khi chào đời.

Top 10 thực phẩm mẹ cho con ăn dặm như đang
Top 10 thực phẩm mẹ cho con ăn dặm như đang "giết" con
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mẹ đừng vội vàng mà đưa những thực phẩm sau vào danh sách đồ cho bé ăn dặm quá sớm.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi