Ăn măng tươi theo cách này không khác nào 'uống thuốc độc vào người'

( PHUNUTODAY ) - Măng tươi là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên nếu không biết cách loại bỏ độc tố trong măng tươi sẽ khiến nguy hại đến sức khỏe.

Măng là món ăn quen thuộc với các gia đình Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng chứa ít hàm lượng lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ.

Tuy nhiên trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.

Măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi cân.

3_75934

Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao. Bên cạnh đó, trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất.

Không nấu kỹ măng

Cũng tương tự như việc ngâm dấm măng, khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung.

Theo các chuyên gia, hàm lượng cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…

Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở,tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

doc-to-tren-mang-tuoi_lrdt_thumb

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh - cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng “Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.

Vậy làm thế nào để khử độc măng tươi? Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

Cách 1: Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Cách 2: Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

luoc-mang-de-loai-doc-to_zqnp_thumb

Cách 3: Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.ách 4: Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, có thể đem chế biến món ăn.

Cách 5: Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

Cách 6: Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên nhúng lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp làm giảm tính độc của măng.

Lưu ý: Uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì mất chất, măng ngâm giấm chưa đủ thời gian đã ăn là quan niệm vô cùng sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Không cho người bệnh sốt rét, những người suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể ăn măng vì măng độc làm bệnh tăng thêm. Không nên lạm dụng ăn nhiều măng và cần chú ý chế biến kỹ trước khi ăn.

1443154955_mang_nhoi_thit_dspl5_juyd

Những đối tượng không được ăn măng

Đau dạ dày

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng do măng chứa một lượng lớn axit cyanhydric. Axit này khi được hấp thụ một lượng lớn sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, lâu dần có thể thành bệnh mãn tính khó chữa trị.

Bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần cẩn trọng với lượng axit uric trong máu do chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric, không tốt cho người bệnh gút.

Bệnh thận

Lượng canxi và axit cao trong măng không có lợi cho những người mắc bệnh thận. Việc ăn quá nhiều măng có thể ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, lâu dần dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, đái tháo đường,…

1-mangle

Người vừa bị gãy xương

Nếu bạn vừa gặp tai nạn chấn thương đến xương khớp, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng. Nguyên nhân là do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vết xương gãy rạn cũng vì thế mà khó lành hơn.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn măng do măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể ốm yếu, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link