Bác sĩ cảnh báo: 5 bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm khi trời lạnh, để hở đừng trách ốm liên miên

( PHUNUTODAY ) - Vào mùa đông giá rét, việc mặc đồ ấm áp là đương nhiên. Trong đó, có 5 bộ phận cơ thể nhất định không được để lạnh kẻo sinh bệnh.

Mới đây, bác sĩ Trần Triều Tông - Tổng giám đốc của Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Y tế Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương, thực tế, có rất nhiều người vẫn cảm thấy lạnh dù họ đã mặc rất nhiều áo.

Thậm chí, ngay cả khi dùng túi sưởi, họ cũng không cảm thấy ấm áp, tại sao lại như vậy? Có thể là do cách ăn mặc không đúng, giữ ấm chỗ không mấy quan trọng.

Theo bác sĩ Trần, trên cơ thể người có 5 bộ phận nhất định phải giữ ấm kẻo sinh bệnh tật.

1

Rốn

Theo bác sĩ Trần Triều Tông, rốn là nơi khí huyết của cơ thể con người hội tụ. Vì vậy, nhiều người, đặc biệt là các cô gái trẻ ưa thích phong cách gợi cảm mặc áo lỡ, áo cộc dáng crop top để hở phấn rốn thì chắc chắn dù mặc nhiều áo vẫn cứ lạnh.

Trong châm cứu, chính giữa rốn gọi là huyệt Thần khuyết, còn gọi huyệt Khí xá. Các sách của Đông y khi nói đến huyệt Thần khuyết đều ghi rõ cấm châm. Huyệt Thần khuyết là “đầu mối giao thông” quan trọng trong hệ thống các đường kinh lạc, liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.

Nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ vùng bụng trên 36°C thì cơ thể khoẻ mạnh; 34°C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32°C thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30°C thì sinh ra khối u.

Vai và cổ

Vùng cơ thể thứ hai cần đặc biệt giữ ấm là vùng vai và cổ. Đây là nơi tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi nhiễm lạnh, thường bạn sẽ bị căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác.

Để giữ ấm phần cơ thể này, hãy thường xuyên sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm vai và cổ, hạn chế mặc các trang phục hở vai, trễ vai, quây, khoét ngực sâu.

2

Chân

Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể,  có câu “chân lạnh thì toàn thân lạnh”.  Kinh mạch của thận, tỳ  và dạ dày đều bắt nguồn từ chân,  nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất,  con đường lưu thông máu cũng dài nhất,  cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.

Nếu nhiệt độ cơ thể không đủ ấm thì cần phải có hỗ trợ từ bên ngoài,  cách tốt nhất là mỗi ngày dùng nước ấm ngâm chân,  thúc đẩy tuần hoàn máu,  giúp cơ thể ấm lên.  Mỗi ngày 20 phút ngâm chân với nước ở nhiệt độ khoảng 42℃ là tốt nhất,  đồng thời có thể mát xa huyệt Thông Tuyền ở lòng bàn chân,  có tác dụng điều chỉnh kinh mạch ngũ tạng được thông thuận.  Ngoài ra, mang tất chân cùng giữ ấm tốt nhất.

Đầu

Đầu giống như chủ của cơ thể,  trăm mạch tương thông,  nếu bị nhiễm lạnh dễ gây ra các hiện tượng  cảm mạo,  viêm mũi, đau đầu, nhức răng… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượng. Những người thường xuyên không đội mũ,  khi thời tiết ở nhiệt độ 15 độ , nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể,  ở nhiệt độ 4 độ  thì con số này lên đến 60%.

Mùa đông khi ra ngoài cần phải đội mũ,  tốt nhất là có thể che luôn phần trán. Khi đầu ra mồ hôi không nên lập tức tháo mũ ra,  mà phải để cho mồ hôi dần dần tan hết. Ngoài ra mỗi buổi sáng sau khi thức dậy có thể dùng tay cào da đầu giúp lưu thông mạch máu, làm ấm đầu.

Mũi

Mũi cũng là bộ phận thường lộ ra ngoài, nếu niêm mạc của mũi tiếp xúc với không khí lạnh thì dịch mũi sẽ tiết ra ít đi, tác dụng lá chắn cho mũi trở nên kém dẫn đến các khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phổi tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link