Bài thuốc chữa ho, bổ phổi cho F0 từ mía+củ cải:
Lâu nay củ cải trắng là loại rau rất quen thuộc, cũng là vị thuốc dân gian hỗ trợ chữa nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp, bổ phổi. Trong đợt dịch bệnh ‘cô vít, củ cải trắng kết hợp với mía được xem là bài thuốc hỗ trợ tốt cho phổi.
Khi kết hợp củ cải trắng, mía, cà rốt và rễ cỏ chanh sẽ được bài thuốc hiệu quả giúp bổ phổi, cầm ho, thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu đờm...
Bài thuốc này rất phù hợp các trường hợp F0 sau khi khỏi 'cô vít' ho đờm, tinh thần mệt mỏi, tiêu hóa kém, ăn uống kém, giúp phục hồi thể lực và bồi bổ hệ hô hấp hệ tiêu hóa sau thời gian bị bệnh.
Bài thuốc cũng phù hợp với các F0 hậu 'cô vít' bị táo nóng, bứt rứt khó chịu trong người.
TS. Phạm Việt Hoàng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cũng cho biết trên báo doanh nghiệp tiếp thị, rất nhiều người trong đợt dịch vừa qua đã lấy mía, củ cải trắng luộc lên lấy nước uống thay nước để giảm ho, bổ bổi.
Tác dụng làm thuốc của cây mía đã được ghi chép trong các sách thuốc cổ cách đây gần 2.000 năm. Theo đó, mía có vị ngọt, tính mát, vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu, dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón.
Củ cải trắng có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hóa)... Củ cải trắng dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng, đầy bụng không tiêu; thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.
Tại Ấn Độ, người ta xem củ cải là thực phẩm vàng trong việc chăm sóc sức khoẻ. Còn ở Việt Nam, nhiều người ví củ cải trắng là nhân sâm trắng. Đây là loại rau củ có nhiều giá trị dinh dưỡng so với các loại củ quả khác có tác dụng long đờm, bổ phổi và nhiều chất xơ chống táo bón, phù hợp với người già và trẻ em.
Hơn nữa, nước mía và củ cải trắng còn có tác dụng bồi bổ sức khoẻ. Trong thành phần của mía còn chứa chất chống oxy hóa cơ thể cần để xây dựng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Cách thực hiện bài thuốc trị ho, tiêu đờm, bổ phổi cho F0 từ củ cải của ThS.BS Hoàng Kỳ như sau:
Chuẩn bị 1 củ cải trắng, 4-5 đốt mía, 1 củ cà rốt, 100g rễ cỏ tranh.
Củ cải để cả vỏ, rửa sạch, sắt miếng nhỏ. Nếu ở miền nam khí hậu nắng nóng thì dùng 5-6 củ mã thầy, gọt vỏ hoặc rửa sạch để cả vỏ bổ đôi. Mía để vỏ, rửa sạch, chẻ miếng nhỏ. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ sắt miếng.
Rễ cỏ tranh tươi đem rửa sạch, sắt khúc ngắn (nếu không có rễ cỏ tranh có thể thay thế bằng kim ngân hoa 20-30g hoặc lá tre 20g, hoặc cũng có thể thay bằng củ sắn dây tươi, hoặc thay bằng một quả lê).
Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ chừng 2,5 đến 3 lít nước, đun tới khi còn chừng 2 lít nước cốt là được, sau đó chia 2 lít nước uống thay nước lọc. Uống khi khát nhiều lần trong ngày. Với trẻ em có thể thêm đường phèn vào để dễ uống hơn.
Tuy nhiên, thời gian uống liên tục không quá 30 ngày.
Trường hợp nếu ho nhiều đờm thì bỏ mã thầy, gia thêm: Gừng tươi 3 lát mỏng, vỏ cam quýt 20g, húng chanh cành lá 80g cho vào nấu cùng càng hiệu quả.
Các lưu ý khi sử dụng bài thuốc đơn giản trị ho, tiêu đờm, bổ phổi cho F0 từ củ cải trắng như sau
Củ cải và mía đều có tính lạnh, hàm lượng đường cao, nên những người đầy bụng đi lỏng… không nên uống nước mía tươi, nước mía để qua đêm. Nếu thích có thể dùng nước mía đun sôi hoặc mía nướng.
Nước mía và củ cải lợi tiểu nên không uống quá nhiều vào buổi tối, vì sẽ khiến thận phải tăng cường bài tiết, đi tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
Nước mía và những loại nước có mía chế biến xong nên uống ngay trong vòng 15 phút. Nếu chưa uống ngay cần đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (nhưng không quá 1 buổi).
Trên đây là bài thuốc trị ho từ củ cải trắng cho F0 đã được báo chí chia sẻ, ngoài việc dùng thuốc từ nguyên liệu từ tự nhiên như vậy, mọi người nhớ phải khử khuẩn, súc họng, xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày để phòng bệnh, làm sạch đường hô hấp nha.
F0 ho nhiều ngày không dứt, có phải virus đã xuống phổi không?
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch côvy, Bệnh viện Thanh Nhàn, nếu F0 chỉ có triệu chứng ho thì có thể do rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như người bệnh có thể bị viêm họng; trào ngược dịch dạ dày, vì không ít người sau khi mắc 'cô vít' còn có thêm hội chứng trào ngược; tổn thương tại phổi, tại tim (F0 bị ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho).
Vì vậy, để xác định chắc chắn F0 có bị tổn thương ở phổi do 'cô vít' hay không, cần căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được.
'Nếu người bệnh chỉ ho húng hắng vài tiếng thì không sao, nhưng nếu cơn ho làm bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm, khó thở nhiều hoặc có các triệu chứng khác bất thường thì cần phải đi khám', Bác sĩ Hường khuyến cáo.
Bác sĩ Hường cũng cảnh báo, hiện nay nhiều F0 điều trị tại nhà lo ngại 'cô vít' 'tấn công phổi', vội dùng kháng sinh khi chỉ mới ho nhẹ dù chưa được kê đơn, thậm chí có người uống kháng sinh khi chưa có triệu chứng để… phòng bệnh.
Theo bác sĩ Hường, kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Vì thế, F0 tuyệt đối không nên lạm dụng loại thuốc này.
'Việc lạm dụng kháng sinh ở F0 là hoàn toàn không đúng. Cần hiểu rằng, tổn thương phổi do 'cô vít' là tổn thương xơ phổi, kích thích người bệnh ho cùng hội chứng trào ngược.
Vì thế, việc dùng kháng sinh phải căn cứ trên xét nghiệm có bội nhiễm vi khuẩn. Nếu F0 ho nhiều hay gặp bất cứ triệu chứng gì bất thường cũng cần được bác sĩ, thăm khám và chỉ định, không nên tự ý mua kháng sinh về điều trị' bác sĩ Hường khuyến cáo.
Theo bác sĩ Hường, kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Nếu F0 không nhiễm trùng thì sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí gây dị ứng, tổn thương men gan, chức năng thận, từ đó khiến cho tình trạng bệnh nặng nề hơn trong quá trình hậu 'cô vít'.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, cho biết 'cô vít' là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus.
Theo chuyên gia này, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn, các thuốc đó không còn tác dụng.
Vì thế, nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh. Lưu ý, một khi đã dùng cần dùng liều đủ mạnh, sau đó có thể giảm dần liều. Việc dùng thuốc cũng khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương, nên phải bổ sung men tiêu hóa.
Bác sĩ Hường cho biết, 'cô vít' là bệnh diễn biến có thể tự khỏi sau từ 5-7 ngày mà không phải dùng thuốc. Vì vậy, khi mắc 'cô vít', F0 chỉ cần dùng thuốc theo triệu chứng.
Cụ thể là cần phải chuẩn bị nhóm thuốc điều trị cảm cúm thông thường với các loại thuốc như: Paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng; Nhóm thuốc histamin có thẻ giúp giảm các triệu chứng chảy nước mũi và các triệu chứng của cúm.
Với các loại thuốc còn lại ngoài nhóm thuốc kể trên cần phải uống theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.