Bệnh chân tay miệng rất dễ nhầm nếu mẹ không phát hiện là hại con

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bệnh chân tay miệng rất dễ nhầm nếu mẹ không phát hiện là hại con vì thế các bạn hãy chú ý ngay.

Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, cũng như cách phòng và chữa bệnh tay chân miệng để chị em tham khảo.

bệnh chân tay miệng
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh.

Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

Nhiều virus có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng – chứ không chỉ riêng những vi rút gây bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm virus khác bằng:

Tuổi của người bệnh 

– bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.
Mô hình triệu chứng 

– các triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.

Biểu hiện của các nốt 

– những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt.

Có thể khẳng định (hoặc loại trừ) bệnh tay chân miệng bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm:

Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng.

Da rỉ nước hoặc có mủ.

Hãy cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ bị bội nhiễm ở da, vì trẻ có thể cần điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.

Phòng ngừa

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.

Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cách dạy con để thay đổi đời 1 đứa trẻ
Cách dạy con để thay đổi đời 1 đứa trẻ
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là cách đơn giản nhưng cha mẹ nào cũng phải biết để nuôi dạy con thành người!
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn