Ngày 15/1, một người có tên T.T., ở Đà Nẵng đã buộc phải phạt em trai mình vì cho rằng "chỉ việc ăn với học cũng không ra hồn".
Vì muốn em nhận ra lỗi lầm của mình, T. đã bắt em đội 10 viên gạch suốt 3 giờ đồng hồ kèm thêm 5 cây gậy. Người chị cho biết đây là "bước đường cùng" vì nói em nhiều nhưng không chịu nghe lời.
Sau khi chứng kiến hình phạt được cho là nặng tay với em trai, nhiều người đã khuyên nhủ T. hạ nhiệt và cho rằng làm như vậy là quá nặng.
Theo bạn T., nhìn bảng điểm của em mà "tức điên máu" và người chị này cho rằng chính việc "lâu nay không đánh nên em lờn mặt". Em trai T. do "ham chơi không lo học" nên học kỳ 1 vừa qua chịu học lực kém.
Ngay sau khi được lan truyền trên mạng xã hội hình phạt của người chị gái đối với em trai mình khiến cư dân mạng tranh cãi.
Nhiều ý kiến cho rằng dù em trai có học kém, ham chơi đến đâu cũng không nên phạt nặng như thế.
"Đội 10 viên gạch lại còn quỳ suốt 3 tiếng trên nền gạch cứng như thế đến người lớn cũng không chịu đựng được nữa là nói gì đến trẻ em", bạn H.H, bình luận.
"Dù có bị điểm kém thì hình phạt như thế này cũng quá nặng đối với đứa bé rồi. Nên dạy trẻ từ từ chứ ko nên phạt nặng như thế này", bạn V.A. bình luận.
Bên cạnh đó một số ít người cho rằng đã điểm kém thì nên có hình phạt răn đe trẻ nhưng phải có hình phạt phù hợp để trẻ cố gắng phấn đấu, cải thiện việc học của mình chứ không nên phạt nặng như thế này.
Trước đó, người dùng mạng ở Trung Quốc đăng bức ảnh cậu bé quỳ làm bài tập bên đường phố với nhiều vết bầm tím trên người khiến dư luận nước này xôn xao.
Nhân vật trong hình là cậu bé 8 tuổi ở Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên. Theo lời kể của người đăng, do đạt điểm kém trong bài kiểm tra, em bị mẹ dùng móc quần áo đánh nhiều lần, gây ra những thương nghiêm trọng ở tay, chân và phạt quỳ làm bài tập dưới trời nắng nóng.
Một phụ nữ tình cờ đi qua, quá bức xúc trước hình phạt của bà mẹ, cô chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội. Bài đăng thu hút sự chú ý của cư dân mạng, tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều.
4 lưu ý trong ứng xử của cha mẹ khi con bị điểm kém
1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây điểm kém và giúp con vượt qua thất bại
– Nhẹ nhàng hỏi con nguyên nhân vì sao bị điểm kém
– Gọi điện cho thầy co để biết rõ hơn tình hình học tập của con
– Lưu ý đến tình trạng sức khỏe, khả năng tập chung của con trong quá trình học tập
– Không vì con bị điểm kém mà sinh ra cấm đoán các hoạt động yêu thích của con, vô hình chung gây ra sự phản kháng và đối đầu âm thầm giữa con và cha mẹ.
2. Cổ vũ và động viên trẻ để con tự tin về bản thân và yêu thích hơn việc học hành
– Bản chất của việc học tập là mang về kiến thức cho trẻ chứ không phải thể hiện qua điểm trác, do đó nếu lực học của con ở mức trung bình, nhưng con vẫn ngồi vào bàn học đúng giờ và ham thích học tập thì không đáng lo ngại.
– Dạy con mình học vì kiến thức, vì thích thú và mở rộng tư duy qua học hành, chứ không phải kết quả. Khi con bị điểm số xấu không sao, quan trọng là con có tiến bộ hay không, có thích thú việc học hay không
– Khi con bị điểm kém hãy nhìn nhận chính xác cố gắng của con, cố vũ con cố gắng để lần sau đạt kết quả tốt hơn
3. Loại dần những nguyên nhân, yếu tố gây xao nhãng ảnh hưởng đến việc học của con
– Hạn chế và giả dần thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của con
– Giảm thời gian xem tivi
– Nhắc nhở con tập trung trong giờ học thay
4. Theo dõi và đồng hành cùng con trong quá trình học tập
Mối liên hệ của cha mẹ và con cái đôi khi bị lỏng léo bới nhiều yếu tố khách quan, nhưng khi con có những dấu hiệu đi xuống về học tập – bị điểm kém là thời điểm cha mẹ cần xem xét lại mức độ quan tâm, đồng hành của mình cùng con. Đã bao lâu rồi cha mẹ không cùng con học tập, con học có đúng giờ và trong lúc học con đang làm gì. Những môn học nào con yêu thích?
Bản thân con khi bị điểm kém đã gặp áp lực nhất định, cha mẹ hãy luôn là người bạn chia sẻ và đồng hành để con tin tưởng. Cùng đồng hành với con để tìm ra những biện pháp cải thiện trong học tập và điểm số. Mang tự tin và sự cố gắng cho con thông qua sự khích lệ. Thay vì mắng mỏ con cái “không được tích sự gì?”, “chỉ mỗi học mà cũng không xong…”, “con nhà người ta “.