1. Trước khi uống.
Phòng hơn chữa, để giảm thiểu những ảnh hưởng của bia rượu, khuyên bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của các loại thực phẩm sau:
Phô mai, bơ… hay các loại thực phẩm khác giàu chất béo là cách an toàn và thường đựợc sử dụng nhất. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bảo vệ dạ dày của bạn và khiến bạn lâu say hơn.
Sữa là 1 “thần dược” giúp bạn chống lại các loại đồ uống có cồn. Đặc biệt là sữa ấm, sẽ làm chậm quá trình hấp thụ chất cồn trong rượu bia, làm bạn giữ tỉnh táo lâu hơn.
Bánh mì nướng. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.
Vitamin và chất chống ô xy hóa. Một cách làm hiệu quả tuy nhiên không nên sử dụng thường xuyên.
2. Trong khi uống.
Hãy biết lượng sức mình và không nên đọ sức với ai: Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Đừng vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác.
Uống chậm. Tốc độ uống giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ mất nhiều thời gian làm bạn gục ngã hơn.
Tuyệt đối không pha trộn: Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.
Uống thêm nước hoặc vừa uống vừa ăn. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Do đó, việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công ồ ạt của chất cồn. Tương tự, việc bổ sung đồ ăn cũng vậy.
Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.Thuốc cũng là chất kích thích vì vậy nó sẽ làm bạn càng dễ say.
3. Giải rượu bia sau khi uống say.
Nếu như bạn đã cố áp dụng các biện pháp kể trên mà vẫn không thành công hoặc vẫn say do uống quá nhiều, thì hãy thử các mẹo từ thực phẩm dưới đây nhé.
Giấm: nấu giấm ăn thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.
Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.
Cam: lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống
ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.
Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.
Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.
Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.
Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.
Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3l5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.
Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.
Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.
Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước.
Mong rằng các bí quyết trên sẽ giúp bạn phòng tránh và hạn chế các cơ say, tác hại của rượu bia trong dịp 30/4-1/5 cũng như cuộc sống hàng ngày. Đương nhiên, việc phòng ngừa tình trạng say rượu, bia vẫn tốt hơn nhiều hơn với việc giải quyết những rắc rối về sức khỏe sau khi đã “uống quá chén” rồi.