Bàn chân không chỉ là bộ phận giúp cơ thể di chuyển mà nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác trong cơ thể. Chân là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, có mối liên hệ chặt chẽ với nội tạng. Vì vậy, việc chăm sóc bàn chân chu đáo mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.
Ngoài việc ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ, bạn cũng có thể sử dụng dầu gió xoa vào lòng bàn chân. Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Ngủ ngon hơn
Nếu thấy bàn chân bị lạnh, bạn có thể bôi một chút dầu gió vào lòng bàn chân và xoa bóp nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp làm ấm chân, thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn, phòng ngừa cảm lạnh. Mùi dầu gió nhẹ nhàng cũng giúp cơ thể thư giãn.
Giảm hôi chân, nấm chân
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng hôi chân, nấm chân... có thể sử dụng dầu gió bôi vào lòng bàn chân. Nó sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ rồi lau khô và thoa dầu gió lên lòng bàn chân vào buổi sáng và buổi tối. Sau khoảng 7 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chống cảm lạnh
Thoa dầu gió vào gan bàn chân sẽ giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa nhiều căn bệnh liên quan đến thời tiết như ho, cảm cúm, cảm lạnh.
Tốt cho tử cung
Theo y học Trung Hoa, khi gặp gió lạnh, cơ thể sẽ tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đâu mỏi, nhiễm lạnh, đặc biệt là khiến tử cung của phụ nữ bị lạnh. Chị em có thể bôi dầu gió vào bụng và gan bàn chân để làm ấm cơ thể, phòng ngừa nhiễm lạnh.
Chống say tàu xe
Sau tàu xe là vấn đề nhiều người gặp phải. Sử dụng dầu gió có thể giúp giảm cảm giác khó chịu khi di chuyển trên tàu xe. Bạn chỉ cần xoa một chút dầu gió lên rốn và gan bàn chân. Điều này sẽ giúp bản thân cảm thấy khỏe hơn, giảm tình trạng say tàu xe, buồn nôn.
Lưu ý khi sử dụng dầu gió
Dầu gió là sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da, không được uống.
Nên rửa tay trước và sau khi sử dụng dầu gió để không bị dính vào mắt, miệng... gây khó chịu.
Người bị đau bụng, khó tiêu có thể bôi dầu gió quanh rốn; đau đầu có thể bôi ở khu vực thái dương; giữ ấm thì bôi ở tay chân. Khi bôi chỉ xoa bóp, day tròn nhẹ nhàng.
Một ngày không nên bôi dầu gió nhiều hơn 3-4 lần. Đặc biệt lưu ý, không bôi dầu gió lên niên mạc, vùng mắt và các vết thương hở.
Trường hợp có bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai khi muốn dùng dầu gió nên có sự tư vấn của bác sĩ.