Cây xanh không chỉ được trồng làm cảnh để trang trí, thanh lọc điều hòa không khí, mà trong phong thủy, nhiều cây còn có thể mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Người xưa căn dặn: ''Dù có nghèo cũng đừng chặt 3 loại cây này, con cháu sẽ được bảo vệ''. Vậy đó là những cây nào?
1. Cây hoa hòe
Ngày nay người ta có thể thấy cây hoa hòe ở công viên hay một số công trình nhà ở. Màu lá của hoa hòe xanh đậm, dáng cây cao vút, nhìn từ xa như một đám mây xanh. Cây hoa hòe khác với những loại cây khác, hoa của cây hoa hòe có màu trắng, không chỉ ăn được mà còn có thể dùng làm dược liệu.
Theo phong thuỷ, cây hòe mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thành đạt, quyền quý. Nhiều người còn trồng cây hòe với ước mong con cái đỗ đạt, thành danh. Cây hoa hòe còn được cho là bảo vệ tài lộc cho gia chủ, có tác dụng trừ tà, nên mọi người không ai chặt cây phát lộc.
Không chỉ là mang đến may mắn trên đường công danh, những người hiếm muộn, không có may mắn trong đường con cái thường được bày là ăn hạt hòe và đứng dưới gốc cây cầu nguyện. Muốn nhiều may mắn thì nên trồng và chăm sóc tốt để hoa ra được nhiều hoa. Bởi sự đâm chồi nảy lộc, sum suê hoa lá sẽ góp phần giúp gia tăng phong thủy cho gia đình.
2. Cây du
Loại cây thứ hai mà người xưa không muốn chặt là cây du, lá cây du thường được gọi là cây du tiền, dư tiền. Ngoài tên hay lá cây du cũng ngon, nhiều bạn khi còn nhỏ ở quê có lẽ đã từng ăn lá cây du tươi. Vị hơi ngọt, không chỉ thanh mát mà còn là một món ngon hấp dẫn.
Nếu thời xưa có nạn đói, người xưa cũng có thể hái cây du tiền về phơi khô làm thức ăn, so với lá cây du thì lá cây duối tốt hơn nhiều. Vỏ của cây du cũng có thể ăn được và có thể được dùng làm thực phẩm trong thời kỳ đói kém.
Ngoài lợi ích làm bóng mát, vỏ cây du cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, nhiều người khi không có khả năng đi khám bệnh đã dùng vỏ cây du để đun thuốc chữa bệnh. Mục đích của người xưa khi không muốn chặt cây du là để loài cây này tiếp tục mang lại lợi ích cho các thế hệ mai sau, giống như sự phát triển bền vững ngày nay.
Ý nghĩa của cây Du thể hiện sự mạnh mẽ vượt qua khó khăn, gồng mình trước những biến cố và sóng gió. Thân của cây sẽ tượng trưng cho người đàng ông trụ cột trong gia đình, nhánh cây nhỏ còn gọi là nhánh phụ, tượng trưng cho người phụ nữ sát cánh cùng chồng và các lá cây xanh tươi là những đứa con.
3. Cây liễu
Trong dân gian có câu “trước nhà trồng Liễu, sau nhà trồng Dâu”, chính vì vậy nhiều người quan niệm cây liễu rũ có ý nghĩa phong thuỷ về tài lộc trong gia đình, xua đuổi tà ma và điềm xui.
Ngoài ra, cây liễu rũ còn được xem là cây tượng trưng cho Thần Phật, vì hình ảnh tay phải Quán Thế Âm Bồ Tát cầm cành liễu. Bên cạnh đó, nhiều người còn xem liễu rũ là cây mang lại sức sống tuổi trẻ và hạnh phúc của mùa xuân. Nói đến cây liễu có lẽ không ai không biết đến sự xuất hiện của cây liễu, từ nhỏ chúng ta đã quen thuộc với cây liễu qua các bài thơ, ca trong văn học. Cây liễu rũ thường được trồng ở các ven hồ, vỉa hè hoặc các khuôn viên công viên, biệt thự,... để tạo bóng mát, lọc không khí cũng như tạo cảnh đẹp, nhất là khi hoa nở.
Bên cạnh đó, cây liễu rũ còn được trồng ở những đồi núi với công dụng chống xói mòn đất. Trong công nghiệp, cây liễu rũ được sử dụng như là nguyên liệu chất đốt than củi.
Ngoài ra, lá cũng như vỏ cây liễu rũ cũng được dùng điều chế thành thuốc chữa các bệnh đau nhức, sốt mỏi và kháng viêm, không nên chặt cây liễu trong bất cứ hoàn cảnh nào.