Các cụ dạy: “Một nhà mở ra hai cửa, cả của và người khó toàn vẹn" ý nghĩa thâm sâu là gì?

( PHUNUTODAY ) - Nhà cửa quyết định phần lớn tới sự hưng thịnh, tài lộc của cả gia đình. Các cụ có dạy rằng: "Một nhà không nên có hai cửa, cả của và người khó toàn vẹn" ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?

Theo các chuyên gia phong thủy câu nói “Một nhà mở ra hai cửa, cả của và người khó toàn vẹn" có thể giải thích trên 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.

mot-nha-2-cua-a-cua-va-nguoi-kho-toan-ven-y-nghia-tham-sau-gi_2

Ý nghĩa câu nói theo phong thủy

Người xưa rất quan trọng việc xây nhà và yếu tố phong thủy trong nhà ở. Đối với một ngôi nhà đẹp chắc chắn thì cánh cửa là điều không thể thiếu. Vì cửa được ví như bộ mặt của ngôi nhà. Không những vậy, đây cũng là nơi đầu tiên đón tài lộc vào tổ ấm.

Do vậy, cửa nhà là một trong những điều quan tâm hàng đầu khi làm nhà. Mặc dù là nơi đón tài lộc nhưng không phải càn nhiều cửa càng tốt càng may mắn. Đặc biệt là người xưa căn dặn "làm nhà không được có 2 cửa". Lý do bởi điều này sẽ khiến tài lộc trong nhà bị thất thoát, vào cửa này lại ra cửa kia nên gây hao tài tốn của.

Tuy nhiên, có thể bạn vẫn sẽ bắt gặp một vài ngôi nhà cổ có 2 đến 3 cửa. Nhưng nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào. Xưa nay người ta không gọi chúng là cửa chính mà đặt tên là cửa hông hoặc cửa hậu.

Ý nghĩa câu nói giải thích theo tâm lý học

mot-nha-2-cua-a-cua-va-nguoi-kho-toan-ven-y-nghia-tham-sau-gi_3

Theo tâm lý học cho rằng, một ngôi nhà mở ra hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Trong khi đó, nhà là nơi đoàn tụ của mỗi gia đình, là nơi gắn kết mọi người lại với nhau. Do vậy không gian tổ ấm nên có tính kết nối, tụ họp không nên chia rẽ.

Ngoài ra cũng có một cách lý giải khác trong gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh cảm giác lúng túng hoặc khó chịu do gặp gỡ. Tuy nhiên kiểu né tránh này chỉ là nhất thời, điều này nếu diễn ra lâu ngày sẽ gây thêm nhiều mẫu thuẫn bất bình. Khi tình trạng này tích tụ đến một ngưỡng nhất định, gia đình dễ tan vỡ.

Người xưa chú trọng đến vai trò của mái ấm. Gia đình mà tan nát thì làm sao tiếp tục hưng vượng được? Vì vậy, khi làm nhà, người xưa sẽ không mở hai cửa vào nhà với hy vọng gắn kết các thành viên trong gia đình và tránh sự tan vỡ.

Ý nghĩa câu nói giải thích theo khoa học

mot-nha-2-cua-a-cua-va-nguoi-kho-toan-ven-y-nghia-tham-sau-gi_1

Theo khoa học, người ta tin rằng nếu một ngôi nhà có hai cửa mở thì chẳng khác nào tạo thêm 1 lối thoát hiểm cho kẻ trộm khi vào nhà ăn trộm.

Đặc biệt trong những gia đình vắng người, việc có hai cửa sẽ càng tạo cơ hội cho kẻ xấu 'giở trò'. Kết quả, không chỉ tiền mà gia chủ cũng có thể bị đe dọa. Vì vậy mới có vế tiếp theo "...cả của và người khó toàn vẹn".

Vì vậy, người xưa khi xây nhà, điều tối kỵ là không nên làm hai cửa. Trong trường hợp bất đắc dĩ, việc thiết kế những cửa nhỏ cũng giúp giảm nguy cơ rủi ro khi có kẻ xấu đột nhập.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link