Các cụ ta có câu: 'Nóng giận nổi cơn tam bành', vậy 'tam bành' ở đây có nghĩa là gì?

( PHUNUTODAY ) - Từ xưa tới nay, mỗi khi ai nổi nóng, cáu giận, chúng ta lại nói họ "nổi cơn tam bành", vậy "tam bành" ở đây có nghĩa gì?

Theo Đạo gia giảng rằng, trong mỗi người đều có “tam thi”, tức là ba cái thây ma, lần lượt là Thượng thi, Trung Thi và Hạ Thi. Chúng trú ngụ trong thân xác con người, tồn tại từ khi con người sinh ra cho đến lúc qua đời. Vì thế, người ta mới ví nó trường tồn thư Thọ Tinh và sống lâu như Bành Tổ. Và những chủng thây ma này cũng lấy luôn chữ “Bành” để làm họ.

tam-banh3

Đáng chú ý, tại hồi thứ 27 của Tây Du Ký, khi Bạch Cốt Tinh hóa thân thành một ông lão để tiếp cận Đường Tăng, ả ta cũng được miêu tả giống như Thọ Tinh, Bành Tổ. Ngoài ra, trong Thái Thượng Tam Thi Trung Kinh cũng có đoạn rằng: “Thượng thi tên Bành Cư, thích báu vật, ở trong đầu con người; Trung thi tên Bành Chất, thích ngũ vị, ở nơi bụng con người; Hạ thi tên Bành Kiểu, thích sắc dục, ở trong chân con người”. Bởi có 3 chủng thây ma tồn tại, con người mới dễ dàng bị mê đắm bởi tiền tài vật chất, có xu hướng thích hưởng lạc, coi sắc dục là bản tính của mình. Thế nên, đó đều là ma.

Theo như văn của Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường, ba thứ ‘thi trùng’ này thường rình rập, hễ người ta mà làm gì lầm lỡ, lén lút, đến ngày Canh Thân chúng sẽ tâu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì vậy, người xưa tin rằng những sự nóng nảy giận dữ là do “Tam Bành” làm ra.

tam-banh

Nguyễn Du cũng từng viết trong Truyện Kiều rằng, khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt và mang về Lâm Truy, mang tiếng là cưới vợ lẽ nhưng thực tế là mua về để làm gái lầu xanh. Lúc Tú Bà là vợ của Mã Giám Sinh bảo Thúy Kiều lạy mình là“mẹ”, Mã Giám Sinh là “cậu” (bố), khi ấy Thúy Kiều mới ngơ ngác phân trần mình đã được cưới hỏi ra sao, “chung chạ” với Mã thế nào. Điều này đã khiến cho Tú Bà vô cùng tức giận:

Mụ nghe nàng nói hay tình

Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên

“Này này! Sự đã quả nhiên

Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!”…

Mấy chữ “nổi tam bành mụ lên” trong đoạn thơ này càng khiến người đọc liên tưởng đến những thây ma trỗi dậy trong thân thể Tú Bà, khiến mụ văng ra những lời tục tĩu và hành hạ Thúy Kiều.

Dù không giảng về “Tam Bành” nhưng trong Phật gia cũng đề cập đến ‘thất tình lục dục’ của con người. Trong đó, “nộ” hay tức giận là một trong số bảy loại tình cảm thuộc ‘thất tình’. Ngoài ra còn có: hỉ, ái, ố, bi, lạc, dục – tức là mừng, yêu, ghét, thương, vui, muốn, chúng đều là thể hiện của ma tính. Nếu bị chúng can nhiễu tư tưởng, che mờ lý trí, con người dễ hành xử sai lệch với đạo lý, dẫn đến những hành động mất nhân tính.

Trong Tây Du Ký, tiêu đề của hồi thứ 27 cũng gọi Bạch Cốt Tinh là ‘thây ma’: “Thây ma ba lượt trêu Tam Tạng, Đường Tăng giận đuổi Mỹ Hầu vương”. Việc Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, phải chăng cũng chính là ba lần diệt trừ thây ma trong thân người, diệt bỏ “Tam Bành”?

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link