Từ tiếng Việt nào bỏ dấu nhưng vẫn giữ nguyên nghĩa? Người thông minh trả lời được ngay

( PHUNUTODAY ) - Sau khi đọc câu hỏi, bạn đã nghĩ ra đáp án chưa?

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tiếng Việt không chỉ phức tạp bởi cấu trúc, kiểu câu, từ vựng mà còn có sự phong phú nhờ sự kết hợp nguyên âm, phụ âm với 6 thanh điệu (ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng). Nhờ các thanh điệu này, tiếng Việt có sự chuyển biến linh hoạt, ngay cả người Việt đôi khi cũng phải bất ngờ với sự biến hóa của chúng.

Đôi khi thay đổi thanh điệu là nghĩa của từ sẽ thay đổi. Cũng có trường hợp, dù bỏ thanh điệu thì nghĩa vẫn giống như ban đầu.

"Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?"

Với câu hỏi này, ngay cả người lớn cũng chưa chắc đã có thể nghĩ ra câu trả lời ngay lập tức.

Thực tế, đây là một câu hỏi trong bài kiểm tra của học sinh lớp 3 đã từng gây xôn xao cộng đồng mạng. Câu hỏi này cũng từng xuất hiện trên các mục Cười, Đố vui của một số trang báo từ vài năm trước.

tu-tieng-viet-nao-bo-dau-sac-van-giu-nguyen-nghia-01

Một học sinh đã đưa ra câu trả lời rất thông minh và được cô giáo chấm 10 điểm.

Câu trả lời của em là: "Chữ tứ bỏ dấu sắc thì thành chữ tư vẫn là số 4".

Ngoài trường hợp trên, một số câu hỏi tương tự về tiếng Việt cũng xuất hiện trên các mục đó vui, chương trình gameshow thu hút sự chú ý của khán giả. Hãy thử tài hiểu biết tiếng Việt của mình với một số câu hỏi dưới đây nhé.

tu-tieng-viet-nao-bo-dau-sac-van-giu-nguyen-nghia-02

- Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu đi vẫn giữ nguyên nghĩa?

Đáp án có thể là tứ/tư (như trên); lùi/lui (chậm hơn so với thời điểm, mốc trước đó); lờ/lơ (cố tình không biết, không nhớ); ngừng/ngừng (không tiếp tục hoạt động)...

- Từ nào bỏ dấu sắc thì có nghĩa trái ngược với ban đầu?

Đáp án là sáu. Từ sáu bỏ dấu sắc thành sau. Từ sau trái nghĩa với từ ban đầu. Đây là một câu đố mẹo khiến nhiều người lầm tưởng phải tìm một từ bỏ dấu sắc sẽ ra từ trái nghĩa với từ gốc. Tuy nhiên, câu hỏi chỉ là đi tìm từ trái nghĩa với từ "ban đầu" mà thôi.

- Từ nào trong tiếng Việt có chín chữ H?

Đáp án là từ "chính". Vì "chính" là "chín-h" tức "chín chữ H".

- Từ nào trong tiếng Việt có 12 chữ O?

Đây cũng là một câu đố mẹo giống câu đố trên. Đáp án là từ "táo". Vì táo có thể viết thành "tá + O" = "12 chữ O" (tá = số 12). 

- Từ nào trong tiếng Việt có nhiều chữ cái nhất?

Đáp án là từ "Nghiêng".

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link