Chọn đúng dụng cụ muối dưa cà
Một số gia đình có thói quen muối dưa cà trong các dụng cụ bằng nhựa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là điều không nên. Đồ nhựa khi sản xuất có thể được thêm nhiều chất phụ gia phức tạp như chất tạo màu, chất làm dẻo... Dưa cà muối chứa nhiều axit, tiếp xúc với dụng cụ bằng nhựa dễ làm phôi nhiễm các hóa chất phụ gia vào thực phẩm.
Đặc biệt tuyệt đối không dùng thùng sơn để muối dưa.
Người dân chỉ nên muối dứa trong các dụng cụ bằng sánh, sứ tráng men, không có hoa văn, không có nhiều màu để tránh chì trong màu làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không ăn dưa cà muối xổi
Dưa cà muối xổi có vị cay nồng, hăng hăng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là thời điểm hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit cao. Nitri sẽ kết hợp với axit amin có trong thực phẩm (tôm, cua, cá, thịt...) để trở thành nitrosamine - một chất có khả năng gây bệnh.
Không ăn dưa cà muối đã bị hỏng
Dưa cà đã nổi váng hoặc xuất hiện mốc đen thì nên bỏ đi, ăn vào sẽ gây ngộ độc. Bởi lúc này, các vi nấm độc đã sinh sôi mạnh, sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.
Không nên ăn nhiều
Giá trị dinh dưỡng của dưa cà muối không nhiều nhưng lại chứa lượng muối rất cao. Ăn nhiều sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp.
Những người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh gan thận, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa cà muối chua.
Người vừa ốm dậy, phụ nữ mang thai, người có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn món này.