1. Chấp nhận khả năng thật của con
Trước năm học mới, mẹ đừng nên đặt nặng mục tiêu cho con như: Con phải trở thành người đứng đầu, con phải đạt học sinh giỏi, con phải thi đỗ lớp chất lượng cao... Muốn con học giỏi là tâm lý chung của cha mẹ nhưng đừng biến đó thành gánh nặng cho con.
Mỗi đứa trẻ đều phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc bạn đặt nặng mục tiêu hay so sánh khả năng của con mình với những đứa trẻ khác sẽ chỉ làm cho con bạn có cảm giác căng thẳng, lo sợ mình không đáp ứng được sự mong đợi của bố mẹ. Điều này không thể giúp con học giỏi hơn mà thậm chí còn gây phản ứng ngược lại.
Cha mẹ nên chấp nhận khả năng thật của con và tạo điều kiện cho bé phát triển. Nếu con bạn sớm tỏ ra có năng khiếu nào đó, như về hội họa hoặc thể thao, hãy tạo cơ hội để bé có thể phát triển năng lực của mình. Tuy nhiên cũng không nên bắt ép mà hãy động viên bé thật nhiều. Việc được tham gia các hoạt động cũng giúp con thoải mái tinh thần, học giỏi hơn.
Cha mẹ nên chấp nhận khả năng thật của con và tạo điều kiện cho bé phát triển. |
2. Tạo cơ hội cho con
Một trong những cách hay và hiệu quả nhất để giúp con học giỏi, phát huy năng khiếu là bạn hãy để cho bé làm theo sở thích. Nếu được quyền chọn lựa, bé sẽ nỗ lực hơn để thực hiện điều mà chúng thích thú và theo đuổi, dưới sự hỗ trợ của bố mẹ.
Thông thường bọn trẻ thích rất nhiều thứ nên bố mẹ phải có giải pháp thu hẹp lại, giúp con phát hiện ra lĩnh vực nào bé quan tâm nhiều nhất. Trẻ sẽ tự nguyện học và học giỏi những môn thế mạnh của chúng. Ðối với những đứa trẻ quá đặc biệt, nếu không được hướng vào phát triển khả năng, bé sẽ mất dần sự tập trung vào năng khiếu của mình và chỉ thích ngồi xem ti vi hoặc chơi đùa suốt ngày mà thôi.
3. Kiểm tra xem con có gặp khó khăn gì không
Có bao giờ bạn hỏi con mình tại sao không muốn đi cắm trại, không thích tham gia hướng đạo sinh hoặc tại sao không làm bài tập về nhà? Có thể phía sau sự ương ngạnh đó là rất nhiều nguyên nhân: khi đi học bé hay bị bạn bè chọc ghẹo, bé không thích thầy phụ trách đội, hoặc bé thấy chán học môn toán nên không làm bài về nhà...
Đặc biệt, khi mẹ thấy con kém ở môn học nào đó không nên vội vã trách bé lười học. Có thể con bạn đã bị mất gốc hoặc không theo kịp chương trình. Mẹ nên hỏi con gặp khó khăn ở đâu? Việc không theo kịp các bạn khiến trẻ cảm thấy tự ti, dần mất gốc và chán học. Lúc này, mẹ không nên ép buộc con học giỏi hay ngồi vào bàn học. Điều trước tiên là cần bổ sung kiến thức cơ bản cho trẻ.
Môi trường thích hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Một môi trường thoải mái sẽ giúp con học giỏi, phát huy được hết khả năng của mình. Tuy nhiên, môi trường học lý tưởng của mỗi bé lại khác nhau. Một số bé chỉ có thể tập trung ý tưởng trong những phòng tuyệt đối yên tĩnh nhưng cũng có những bé khác lại thích ngồi học ở sân chơi náo nhiệt. Nếu con bạn nói không muốn ngồi học một mình trong phòng riêng thì có thể thử cho bé một góc trong nhà bếp chẳng hạn. Con sẽ học giỏi hơn nếu được bố mẹ quan tâm đúng cách.
4. Nói chuyện với con về công việc của bạn
Cảm giác mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc là không thể tránh khỏi nhưng hãy cố gắng dành một ít thời gian nói chuyện với con về cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Nói với con những suy nghĩ của bạn để bé tự suy nghĩ, biết đâu chúng sẽ tự nhủ rằng mình cố gắng học giỏi thì sẽ thành công như mẹ.
Nếu bạn đang làm một công việc tẻ nhạt và không tìm ra được từ nào tốt đẹp để ca ngợi thì cũng có thể nói cho con biết sự thật đó, có thể bé sẽ tự động viên mình học giỏi, chăm chỉ để cuộc sống sau này sẽ tốt hơn của bố mẹ.
5. Khen ngợi
Khen ngợi cũng là một cách để động viên con học giỏi nhưng phải có chừng mực và đúng cách vì trẻ con không tin mãi những câu "giỏi lắm" hoặc "tốt lắm" của bạn đâu. Đây là một nghệ thuật trong cách dạy con. Nếu ngày nào bé cũng mang cho bạn xem những bài làm ở trường và nghe cũng chừng ấy lời lặp đi lặp lại, bé sẽ biết ngay rằng bạn không quan tâm thực sự đến chuyện học hành của bé đâu.
Vậy bạn có thể nói những gì? Hãy nói đơn giản thôi, nhưng phải cụ thể. Ví dụ: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con, nó rất ấn tượng," hoặc "Con đàn bài ‘Trường làng tôi’ hay lắm." Con sẽ thấy bạn quan tâm đến những hoạt động của bé như thế nào, và sẽ cố gắng hơn trong những lần sau đó.
6. Thưởng cho con
Trên lý thuyết, kết quả học tập tốt đã là phần thưởng cho bé nhưng trên thực tế, bé sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu có quà thưởng để khích lệ chúng. Thay vì hứa hẹn tặng con một món quà thật lớn thì chỉ cần một món quà nhỏ cũng đủ khích lệ bé rồi.
Phần thưởng sẽ động viên con cố gắng hơn và cũng không làm cho bé quá hối tiếc, chán nản nếu để vuột mất. Ví dụ mẹ có thể treo thưởng khi con học giỏi, đạt điểm 10 sẽ được đi chơi công viên một ngày hay nấu mọt món ăn mà con thích.
7. Thỉnh thoảng hãy để con tự do làm những gì bé thích
Trẻ con thường tiến bộ rất nhanh nếu được cha mẹ quan tâm và khuyến khích, tuy nhiên bé cũng cần thời gian để có thể đạt được sự tiến bộ đó. Mẹ không thể bắt bé như cái máy chỉ biết đến học và học. Học giỏi không phải là tất cả. Những câu la mắng như: "Con đang làm gì vậy? Sao không chịu học hành gì cả?", “con bây giờ chỉ cần học giỏi thôi”... sẽ làm cho bé bị tổn thương.
Mọi người đều cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ để ngồi và nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt. Đến khi năng lượng được phục hồi, chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo, khoẻ mạnh và sẵn sàng đương đầu với thử thách trước mắt; trẻ con cũng vậy thôi!
Mẹo phong thủy giúp con bạn học giỏi, ngoan ngoãn
Hướng bàn học
Vị trí và hướng của bàn học là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc học tập của con bạn. Vì thế, khi chọn vị trí đặt bàn học cho con, bạn không nên để hướng bàn học đối diện với cửa ra vào vì sẽ khiến bé dễ mất tập trung, tư tưởng bị phân tán, học hành sút kém. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đặt bàn dựa vào cửa sổ hoặc phía sau lưng là cửa ra vào, vì như vậy bé sẽ không đạt kết quả cao trong học tập, thi cử kém may mắn.
Không khí trong lành
Phong thủy tốt là phòng luôn có không khí trong lành mặc dù phòng trẻ lúc nào cũng đầy đồ chơi, quần áo, sách vở…Phòng trẻ nên tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên. Máy lọc không khí cũng có thể giúp cho phòng luôn thông thoáng và tươi mới. Tinh dầu hương liệu khuếch tán mùi hương cũng là một ý tưởng không tồi.
Màu sắc
Sử dụng màu sắc trong phong thủy cũng giúp tạo thêm năng lượng cho phòng trẻ. Hãy tìm ra màu sắc thích hợp với con của bạn; đi kèm nó là những phụ kiện trang trí đồng nhất.
Hãy lựa chọn sơn màu cho phòng của trẻ những màu nóng, ấm, sáng… thể hiện được sự vui nhộn, hiếu động.
Điều này sẽ làm cho trẻ rất thích thú, cũng sẽ tác động tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Theo thuyết phong thủy thì sơn màu trắng rất hợp với trẻ nhưng lại không nên kết hợp giữa hai màu trắng và đen.
Ví dụ: Nếu con của bạn có một chút ngang bướng, treo ảnh cha mẹ trong phòng của chúng là một giải pháp phong thủy tinh tế khiến con bình tĩnh. Nếu con tự ti, bẽn lẽn, hãy dùng những gam màu ấm, sôi nổi.
Dẹp bỏ những thứ lộn xộn
Dẹp bỏ những thứ lộn xộn và tổ chức lại căn phòng là liệu pháp 2 trong 1 cho phong thủy phòng trẻ. Hãy bắt đầu với giỏ, các hộp lưu trữ… cùng kiểu dáng để đựng những thứ linh tinh, nhỏ nhặt đến những thứ lớn hơn là sách vở và quần áo.
Việc đồng bộ về kiểu dáng nhưng khác biệt về màu sắc sẽ tạo sự sôi động và trẻ trung, bắt mắt. Công cuộc hộp hóa cũng có thể làm với cả ngôi nhà của bạn.
Tắm chanh cho bé - Sai lầm mẹ nào cũng mắc phải (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Theo dân gian, tắm chanh tươi cho bé để sạch sẽ và hạ nhiệt cơ thể giúp phòng tránh các bệnh rôm sảy, mụn nhọt cho trẻ nhưng thực tế là sai lầm. |