Cách ngăn ngừa 6 loại dị ứng mùa hè phổ biến

( PHUNUTODAY ) - Trong những ngày hè nắng nóng, dị ứng, mẩn ngứa… là căn bệnh phổ biến gây nhiều cản trở tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa các loại dị ứng phổ biến vào mùa hè?

Nguyên nhân chính của các bệnh dị ứng mùa hè là do thời tiết nóng bức của ngày hè cộng với chế độ ăn uống "thả ga" khiến cho lượng độc tố trong cơ thể tăng lên, biểu hiện ra bên ngoài là các nốt dị ứng và mẩn ngứa. ùy theo từng loại dị ứng, nguyên nhân dị ứng mà chúng ta có cách phòng tránh sau đây:

1. Dị ứng ánh nắng

Dị ứng ánh nắng là tình trạng da bị kích thích dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Đây là một bệnh khá phổ biến với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như mẩn ngứa, nổi ban, phỏng rộp da,… xảy ra ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dị ứng ánh nắng có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: Nổi ban, mẩn ngứa, phỏng rộp da (xuất hiện ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

6-benh-di-ung-mua-he-ai-cung-mac-phai-it-nhat-1-lan1

Dị ứng do nắng mùa hè  

Để phòng tránh dị ứng với ánh nắng hiệu quả, tốt nhất bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, luôn tránh cho da bị khô bằng cách sử dụng các loại kem thích hợp, sử dụng các biện pháp phòng tráng ánh nắng như đeo kính râm, mặc đồ chống nắng… khi phải đi ra ngoài. Khi đã có biểu hiện của triệu chứng dị ứng với ánh nắng, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể về cách phòng tránh loại bệnh này.

2. Mẩn ngứa mùa hè

Nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa là do thời tiết nắng nóng, bụi bẩn và chế độ ăn uống chưa hợp lý. Một điều thường thấy là các triệu chứng dị ứng trong mùa hè thường xuất hiện nhiều hơn trong thời điểm chiều tối hoặc tối, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng theo đó mà càng trở nên dữ dội.

Hay chênh lệch nhiệt độ phòng (điều hòa) và ngoài trời; khi tắm hay việc sử dụng quạt đều dễ gây kích ứng da. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa hai thời điểm chính là lời giải cho hiện tượng này, nó khiến cơ thể không kịp thích ứng và phản ứng lại bằng tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay,…

Bên cạnh đó, việc ra đường vào mùa hè trong những ngày nắng nóng, cộng với khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông sẽ làm tổn hại tới làn da của bạn và cũng là nguyên nhân dẫn tới việc dị ứng.

3. Nhiễm khuẩn do vi sinh vật.

Trong thời tiết nóng vào mùa hè, da của bạn sẽ tiết ra lượng mồ hôi gấp nhiều lần so với những mùa khác. Và bụi bẩn của môi trường sẽ dễ dàng bám vào những lỗ chân lông và gây nhiễm khuẩn da, ngứa da, kích ứng da gây mẩn đỏ…

Biện pháp phòng ngừa và điều trị da dị ứng:

Bạn nên tắm rửa sạch sẽ và thay đồ nhiều lần để cơ thể mình không bị bám khuẩn và giúp làn da chúng ta luôn khô ráo. Tránh dùng những loại kem dưỡng da vào ban ngày, vì nó cũng là một môi trường ẩm để bụi bẩn bám vào. Đối với bạn da dầu, chỉ nên rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và tối.

4. Dị ứng do thực phẩm

cach-ngan-ngua-6-loai-di-ung-mua-he-pho-bien2

Nên uống nước ép trái cây để ngừa dị ứng 

Mùa hè và thời điểm vào mùa của hàng loạt loại hoa quả thơm ngon như nhãn, xoài, mít, vải, chôm chôm… Song nếu ăn quá nhiều hoa quả nóng, bạn rất dễ mắc những dấu hiệu trên da vì nhiệt lượng trong người tăng cao, ví dụ như nổi mẩn khắp người, ngứa ngáy, mọc nhiệt miệng dày đặc, mụn trên lưỡi… Đấy là khi cơ thể bạn phản ứng với lượng đường quá cao từ các loại hoa quả trên.

Hãy ngừng ăn khi bắt gặp những biểu hiện dị ứng, uống thật nhiều nước và đồ mát để trung hòa lượng đường cao trong người. Và khi ăn bất cứ loại quả nào, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp rắc rối vì nó nhé! Tăng cường các thực phẩm giải nhiệt: Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, bạn cũng cần tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao, cà chua, dừa, chanh,… và các loại hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

5. Dị ứng do côn trùng đốt

Thời tiết nóng ẩm của mùa Hè là điều kiện thuận lợi để các loại côn trùng như kiến ba khoang, muỗi, ong... sinh sôi và phát triển. Bện dị ứng do côn trùng đốt vào mùa hè rất phổ biến và có thể gây hậu quả nặng nề, nếu gặp phải, tốt nhất bạn nên tới bác sĩ hay hiệu thuốc gần nhất để được tư vấn chính xác.

cach-ngan-ngua-6-loai-di-ung-mua-he-pho-bien3

 Nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở để tránh côn trùng

Ngăn chặn côn trùng đốt là phương pháp quan trọng nhất đối với loại dị ứng này. Nên tránh ngửi hoa, tránh mặc quần áo có màu sắc rực rỡ vì dễ thu hút côn trùng. Đặc biệt luôn mặc quần áo dài tay mỗi khi ra ngoài. Nên dùng các loại xịt hay kem chống côn trùng để xua đuổi chúng.

6. Dị ứng phấn hoa, khói bụi

Dị ứng phấn hoa hay khói bụi là loại dị ứng đặc trưng của mùa Hè. Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh có thể bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc trầm trọng hơn là hen suyễn. Để phòng tránh dị ứng phấn hoa, mọi người nên: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín các cửa sổ để tránh các loại phấn hoa có thể bay vào nhà; Luôn tắm và rửa mặt, chân tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài về; Hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều tối khi phấn hoa có nhiều trong không khí; Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh những ảnh hưởng từ phấn hoa có thể xảy tới.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn