Cảnh báo 3 trường hợp dễ mất con tại bệnh viện

14:00, Thứ sáu 27/11/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đừng vì chủ quan, hoặc kém đề phòng để mất con tại bệnh viện. Sau đây là 3 trường hợp bạn nên phòng tránh, để bảo vệ bé cưng của mình.

Nhiều năm trở lại đây, chúng ta thường xuyên nghe hoặc đọc thấy thông tin bắt cóc trẻ con thật thương tâm. Thủ đoạn của bọn bắt cóc ngày càng tinh vi, chúng không những dụ dỗ và bắt cóc những bé mầm non, bậc tiểu học, mà những bé sơ sinh trong bệnh viện cũng là mục tiêu của chúng. Nhiều vụ bắt cóc diễn ra ngay trong các bệnh viện lớn, có bảo vệ và được quản lí chặt chẽ, đã khiến cho nhiều người bàng hoàng, và hầu hết gây nên nỗi lo sợ cho các mẹ chuẩn bị vào viện sinh em bé.

me
Nhiều năm trở lại đây, chúng ta thường xuyên nghe hoặc đọc thấy thông tin bắt cóc trẻ con thật thương tâm. 

Để đề phòng kẻ gian bắt mất con tại bệnh viện, các mẹ cần lưu ý 3 trường hợp sau đây để bảo vệ con khỏi tầm ngấm của kẻ xấu.

1. Quá tin tưởng những người mặc áo blouse trắng

Không phải người nào mặc áo blouse trắng cũng là bác sĩ hay y tá, không ít trường hợp kẻ gian mặc áo blouse trắng, giả danh bác sĩ và bắt cóc bé ngay trong phòng bệnh viện. Mẹ và bé sau khi sinh thường lưu lại bệnh viện nhiều ngày, có những mẹ sinh mổ phải lưu lại bệnh viện đến hơn một tuần. Đây là thời điểm lý tưởng cho kẻ gian lợi dụng sơ hở của người nhà hoặc nhân viên bệnh viện để bắt cóc trẻ. Vì thế mẹ và gia đình cần lưu ý những trường hợp sau:

- Sau khi sinh 24 giờ ở bệnh viện, trẻ sẽ được đưa đi tiêm vacxin lao và viêm gan B, hoặc có những lần thăm khám của bác sĩ, cũng như nhiều lần các y tá vào tiêm thuốc cho mẹ. Trong tất cả trường hợp này, người thân của bé phải đi theo khi bé được gọi đi tiêm vacxin. Và khi có một bác sĩ hay y tá yêu cầu mang bé đi kiểm tra, hay vì bất kì lí do gì, người nhà luôn luôn phải đi theo cùng, nếu bác sĩ hay y tá tỏ vẻ khó chịu hay làm khó khăn, gia đình có quyền từ chối không cho họ bế bé ra khỏi phòng.

- Đối với nhiều bệnh viện, bên cạnh các phòng ở dịch vụ, VIP được chăm sóc và hỗ trơ đặc biệt sau sinh thì vấn đề an toàn cao hơn, nhưng bạn cũng đừng bao giờ chủ quan. Khi y tá vào phòng tắm bé, mẹ hoặc người thân luôn luôn túc trực tại đó, cho đến khi y tá rời đi. Còn mẹ nằm phòng sinh bình dân hơn, có nhiều người ở cùng một phòng thì thường khi đi tắm bé, người thân của bé phải mang bé đến một phòng tắm chung. Nên nhớ là người thân cũng luôn luôn theo dõi, quan sát bé trong khi tắm cho đến khi y tá trao bé lại.

me
Khi y tá vào phòng tắm bé, mẹ hoặc người thân luôn luôn túc trực tại đó, cho đến khi y tá rời đi. 

Một kết luận đưa ra là nên cẩn thận ngay cả với những người mặc áo blouse trắng. Gia đình nên đề phòng trước, làm mọi cách để bảo vệ con mình, ngăn chặn kẻ gian bắt mất con tại bệnh viện.

2. Để người lạ vào phòng sinh

Đặc biệt là các mẹ nằm chung phòng sinh với nhiều mẹ khác, thì vấn đề an toàn càng phải được đề phòng, vì người ra vào thăm nuôi rất nhiều, đôi khi kẻ gian trà trộn vào mà không biết. Nên nhớ:

- Không bao giờ nhờ người lạ trông con giúp để mẹ đi vệ sinh, hay đi mua đồ.

- Tuyệt đối không cho người lạ bế bé dù có xin phép trước.

- Không cho người lạ tự ý vào phòng hoặc những người thân của người nằm chung phòng sinh không được lân la đến gần giường của của hai mẹ con. Khi người lạ lân la đến hỏi thăm, làm quen..., nên hỏi rõ họ là ai, đến đây làm gì? Nếu cảm thấy không an toàn có thể yêu cầu họ rời đi, hoặc báo cho bảo vệ bệnh viện biết.

3. Để mẹ và bé một mình trong phòng

Có trường hợp người mẹ sau sinh mệt quá nằm ngủ, hoặc đi ra ngoài mua đồ dùng khi không có ai trông con, kẻ gian lợi dụng vào phòng bắt mất con. Luôn luôn phải có người thân túc trực trong phòng với mẹ và em bé. Vì đôi khi người mẹ đi vệ sinh, đi siêu âm hay đi theo yêu cầu của bác thì phải đảm bảo có người ở lại ở cùng bé. Hoặc khi có bác sĩ, y tá vào tắm, thăm khám bé nhỡ người mẹ có việc bận thì cũng có người ở đó theo dõi, quan sát.

Dù có ở chung phòng với người khác, đã quen thân được vài ngày trong bệnh viện cũng tuyệt đối không nhờ họ trông con giúp. Người nhà nên sắp xếp có người túc trực bên mẹ và bé 24/24 giờ, nhằm đảm bảo rằng kẻ gian không có cơ hội tiếp cận bé để thực hiện hành vi xấu.

Cách xử lý nhanh khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, sặc cơm
Cách xử lý nhanh khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, sặc cơm
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Sặc cháo, sữa, sặc cơm là một trong những tai nạn phổ biến trong nhiều gia đình nuôi con nhỏ. Nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi