Ý nghĩa của cây khế
Cây khế là biểu tượng gần gũi của người Việt. Đây là loại cây dân dã và gắn liền với câu hát "quê hương là chùm khế ngọt" và chuyện sự tích cây khế. Trong tiềm thức nhiều thế hệ người Việt, cây khế là loại cây dân dã quen thuộc như người thân. Cây khế hiền lành biểu trưng cho người dân hồn hậu chất phác. Cây khế biểu trưng cho phúc báo liên quan tới truyền thuyết ăn khế trả vàng, ăn ở nghĩa nhân thì gặp nghĩa nhân giàu có. Thế nên cây khế ngày nay được trồng là cây phong thủy trong gia đình với ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, phúc đức, hậu vận tươi tốt.
Cây khế hình dáng đơn giản nhưng hoa tím sai hoa thành chùm mang lại may mắn, Quả khế thành chùm màu vàng 5 khía cắt lát như ngôi sao nên biểu trưng cho sung túc giàu có, con đàn cháu đống, gia đình sum vầy hạnh phúc và phúc lộc tụ hội.
Cây khế lại là cây dễ trồng, ít ít sâu bệnh và ít rụng lá nên trồng làm cảnh vừa đẹp mắt vừa nhiều ý nghĩa may mắn phù độ cho gia chủ.
Cây khế còn là vị thuốc dân gian trị mụn nhọt lở loét rất tốt. Lá khế dùng cho những người nổi mề đay, trẻ nhỏ rôm sảy mẩn ngứa. Những ngày hè nóng nực oi bức khiến cho da phát ban, tắm nước lá khế là bài thuốc dân gian được lưu truyền nhiều năm khá hữu ích với nhiều người. Những người có làn da bị nhờn, hay nổi mụn, thì nước nước lá khế rửa mặt hoặc đắp lá khế cũng có thể cải thiện.
Những lưu ý khi trồng cây khế
Cây khế thích hợp với mệnh nào?
Cây khế là cây cảnh có đặc trưng thân vỏ màu nâu lá xanh, khi quả chín có màu vàng tươi nên cây khế hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Do đó hai người thuộc mệnh này khi trồng khế rất được hỗ trợ may mắn và tài lộc.
Trồng khế chua hay khế ngọt thì tốt?
Khế chua và khế ngọt khác nhau về độ dày của lá của múi khế và kích thước. Khế ngọt lá và múi quả dày, to hơn trông to béo hơn. Còn khế chua quả và lá thanh thoát hơn. Nên tùy theo thẩm mỹ mà bạn chọn. Về công dụng thì khế chua dùng làm gia vị nấu ăn, khế ngọt có thể ăn quả ngay. Do đó cũng tùy theo sở thích của gia đình. Còn về góc nhìn phong thủy thì không phân biệt khế chua hay khế ngọt tốt hơn.
Phải tránh đại kỵ này khi trồng khế
Cây khế là dạng cây lớn, nếu trồng ngoài đất có thể thành khế cổ thụ to lớn trùm kín ngôi nhà. Do đó khi trồng cây khế làm cảnh thì cần phải nhớ vị trí trồng phù hợp. Nếu cây khế trồng ở đất, trước cửa nhà thì cần tránh trồng chắn lối đi. Bởi nếu cây khế to lên chắn lối đi thì cây khế sẽ chắn lối thần tài, cản lối đi lại và khiến luồng khí trong nhà khó lưu thông, nên khó chiêu tài rước lộc.
Cây khế cũng là cây ưa sáng nên trồng trước hay sau nhà thì phải chú ý ánh sáng.
Nên quét vôi quanh gốc hàng năm tránh cây bị sâu: Quét vôi là biện pháp bảo vệ thân cây khỏi sâu bệnh, kiến mối đục. Nếu bạn trồng cây khế to trước nhà nên quét vôi hàng năm cho gốc cây để bảo vệ cây. Cây khế ít phải phun thuốc sâu bệnh nên chỉ cần quét vôi theo cách truyền thống.
Nên chăm sóc cho đủ nước và ánh sáng: Cây khế không cần chăm sóc cầu kỳ nếu cây khế trồng xuống đất vườn. Còn nếu trồng khế trong chậu nên chú ý tưới. Nếu cây trồng dưới đất rễ ăn sâu thì gần như ít khi phải tưới. Nhưng nếu cây trồng trong chậu thì chú ý tưới nước.Cây khế không ưa bóng tối nhưng không chịu được nắng gắt nhất là khi trồng trong chậu. Do đó khi trời quá nóng nắng có thể di chuyển chậu khế hoặc che chắn cho chúng. Nhưng phải đảm bảo đủ sáng ít nhất mỗi ngày 5 tiếng.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm