1. Mẹ hơi tý là mắng, nổi cáu với con
Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ la mắng con, vì con cái thực sự đã phạm sai lầm. Lúc này, mục đích của cha mẹ là làm cho con nhận ra lỗi và ngừng tái phạm.
Song khi tần suất mắng mỏ, chỉ trích càng tăng thì tần suất phạm lỗi của trẻ cũng vậy. Bởi vì khi cha mẹ mắng con bằng những lời lẽ tiêu cực, thậm chí xấu xa, tâm trí của đứa trẻ sẽ không sửa chữa lỗi lầm, mà chỉ cảm thấy buồn tủi, thất vọng.
Ảnh minh họa
Một hai lần thì sẽ không gây ra hệ quả gì lớn, nhưng khi não bộ của trẻ tiếp nhận chúng trong thời gian dài, sức mạnh tinh thần của trẻ sẽ dần suy yếu. Có những lúc cha mẹ la mắng để trút bỏ nỗi lo trong lòng, quả thật họ rất lo lắng cho con, nhưng những gì họ nói không phải là lời khuyên dạy mà là "nhát dao" khiến con trẻ thêm tổn thương.
Đối với con cái, cha mẹ là những người thân thiết nhất. Mỗi đứa trẻ dù lớn đến đâu cũng muốn nhận được sự khẳng định từ cha mẹ. Những lời mắng mỏ, khiển trách nặng nề của cha mẹ luôn có tác động tiêu cực đến con trẻ.
Theo Giáo sư Stapen của Hiệp hội Giáo dục Anh quốc, quát mắng trẻ, đặc biệt là khiển trách lặp đi lặp lại, trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn là bị đánh đòn. Những đứa trẻ trưởng thành trong sự quát nạt của gia đình sẽ không tin tưởng vào người khác và không đề cao bản thân mình. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ gặp các vấn đề tâm lý, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tự kỷ.
2. Mẹ không kiên nhẫn lắng nghe con
Các mẹ nên biết rằng, trẻ nhỏ là một sinh mệnh độc lập. Mặc dù là con, nhưng các bé vẫn có quyền lợi bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng của mình.
Có rất nhiều phụ huynh luôn cho rằng trẻ con còn nhỏ, chưa vào đời, dễ mắc sai lầm... thế là tước đi quyền lợi của trẻ, không có sự nhẫn nại để ngồi xuống lắng nghe con nói. Ví dụ con không muốn đi học múa, trong khi đó bạn lại cảm thấy con gái đi học múa rất đẹp, ép con đi học bằng được.
Ảnh minh họa
Bạn luôn viện mọi cớ để lơ đi những nguyện vọng của con, bỏ ngoài tai những lời nói tâm sự của trẻ. Như vậy, lâu dài sẽ khiến khoảng cách giữa bạn và con mình ngày càng xa hơn, cuối cùng trẻ sẽ không muốn nói ra suy nghĩ của mình cho bạn nghe.
3. Mẹ bao bọc và kiểm soát con mọi lúc mọi nơi
Vì quá yêu thương, trân quý con cái nên họ lo sợ rằng con sẽ bị tổn thương dù chỉ một chút. Vì vậy, họ càng bảo bọc con của mình kỹ hơn. Có nhiều mẹ lúc nào cũng sợ con ra ngoài gặp nguy hiểm, nên bao bọc con ở mọi lúc mọi nơi.
Nhưng thế giới ngày nay rất phức tạp và có nhiều nguy hiểm, những đứa trẻ này khi trưởng thành và bước ra đời sẽ gặp khó khăn khi sống tự lập do lúc nào cũng đã có mẹ che chở. Việc bảo bọc con quá mức dường như rất suôn sẻ và thoải mái, nhưng kết quả là chúng trở nên yếu đuối và khép kín, rụt rè và bất tài.
Có nhiều mẹ lại muốn luôn kiểm soát con mình về mọi mặt. Kiểu người mẹ này luôn coi sự ngoan ngoãn, vâng lời là tiêu chí đánh giá phẩm chất của đứa trẻ. Trong mắt nhiều bà mẹ, trẻ không làm theo định hướng, kế hoạch của mình mà thể hiện suy nghĩ cá nhân, đưa ra quyết định cá nhân là "chống đối, nổi loạn". Kể cả khi trẻ trưởng thành, mẹ vẫn kiểm soát tất cả, khiến con trở thành người không có suy nghĩ độc lập.
Ảnh minh họa
Không ít người mẹ có hành vi ích kỷ, đó là lấy những mong muốn chưa thực hiện được của bản thân áp đặt lên con cái. Nhiều bậc cha mẹ sự nghiệp không thành đạt đã dồn tâm huyết, kỳ vọng lên con. Chính vì muốn con phát triển theo suy nghĩ của mình, nên cảm xúc của đứa trẻ đều bị bỏ qua.
4. Mẹ quá dễ dãi
Phương châm của mẹ dễ dãi là “Đừng lo lắng, hãy hạnh phúc”. Mẹ không đưa ra những giới hạn, quy định, luật lệ… cho con cái của mình. Những bà mẹ như thế này là họ để con cái được làm những gì mình thích, không gò bó con vào khuôn khổ, để trẻ được phát triển thoải mái theo bản năng, sống vui vẻ và khỏe mạnh là được.
Nhưng cuộc sống vốn phức tạp và có rất quy định không chỉ đối với gia đình mà còn với xã hội. Nên một đứa trẻ không được cha mẹ cho vào khuôn khổ ngay từ nhỏ đến khi ra ngoài xã hội sẽ gặp khó khăn và gây rắc rối rất nhiều…
5. Mẹ làm tất cả cho con
Luôn thức khuya dậy sớm lo cho con. Sáng sớm lo đi chợ, nấu ăn, đưa con đến trường, cho con làm bài tập về nhà sau giờ học và giặt quần áo đến nửa đêm.
Chăm chỉ và giản dị, đây là đức tính thường thấy ở những người phụ Á Đông và cũng là phẩm chất của một người vợ và người mẹ tốt.
Tuy nhiên, mẹ làm tất cả mọi thứ cho con chỉ càng khiến chúng thêm buồn chán và mặc cảm. Khiến chúng có ác cảm với đồng tiền. Những bất lợi này sẽ càng vượt xa lợi ích khi trẻ trưởng thành.