Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bé được 3 tuần tuổi thì các mẹ có những cách chăm sóc như thế nào đối với trẻ?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Ngoài những việc thông thường như vệ sinh cho bé, hay chú ý cho bé chế độ ăn, ngủ khoa học thì khi bé được 3 tuần tuổi, các mẹ cần phải chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 3 tuần tuổi

1. Cho trẻ bú đủ sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, thì việc bú đầy đủ sữa mẹ là việc rất cần thiết, bởi sữa mẹ sẽ cung cấp đầy dủ dinh dưỡng cho bé. Đến tuần thứ 3 này, bé vẫn bú sữa 8-12 lần trong mỗi 24 giờ và bé bú đêm thường xuyên hơn.

Nếu có dấu hiệu ít sữa, mẹ nên xem lại khẩu phần dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi của mình. Ngoài ra tâm trạng người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tiết sữa. Mẹ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, tự tin rằng mình nhiều sữa thì chắc chắn có đủ sữa cho con bú. Hơn nữa, mẹ cần phải nhớ, càng ít sữa thì lại càng phải cho bé bú nhiều để kích thích hormone oxytocin tăng tiết sữa ở mẹ.

2. Giấc ngủ của trẻ

Dù biết là bố mẹ phải thức nhiều khi có con nhỏ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bé hay bú đêm nhiều hơn, bú xong bé sẽ thức chơi một lúc và cần bố mẹ vỗ về để ngủ lại. Nếu bố mẹ không biết cách vỗ về bé, sẽ khiến bé cáu gắt, bực bội, quấy khóc.

Với những đêm bé sẽ thức và đòi bú liên tục, sau đó chơi suốt dù bố mẹ dỗ cũng không ngủ lại. Một số mẹ cơ địa ít sữa, lại phải thức đêm chăm con dẫn đến stress và càng bị thiếu sữa hơn. Các mẹ có thể cho bé bú bình đã dự trứ trước và cho bé bú. Một số trường hợp bé bú no sau đó quấy khóc, mẹ có thể chơi cùng bé hoặc bế bé lên vỗ về một lúc. Bé sẽ bị đánh lạc hướng và nín ngay thôi.

3. Hãy thường xuyên chơi với trẻ

Dù là tuần thứ 3, phần lớn thời gian của trẻ để ăn, ngủ và ... khóc. Tuy nhiên, trong thời gian bé thức thì các mẹ có thể chơi với bé bằng những trò chơi đơn giản như:

Mô tả ảnh.
Khi bé được 3 tuần tuổi, các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào?

+ Mẹ có thể thè lưỡi ra rồi quan sát phản ứng của bé. Sau vài lần bé sẽ bắt chước và thè lưỡi giống hệt mẹ. Trò chơi đơn giản này lại mang đến nhiều điều thú vị với bé, hơn nữa nó còn giúp kích thích não bộ phát triển.

+ Mẹ cho bé nhìn mặt mẹ hoặc bố. Khi bé đã quen và nhớ hình dáng mẹ/ bố, thì mẹ/ bố bắt đầu cải trang. Mẹ/ bố có thể đeo kính đen, đeo khẩu trang, đội mũ. Sau đó vừa tiến gần đến bé vừa gọi tên bé. Chắc chắn bé sẽ nhận ra giọng nói quen thuộc của bố mẹ.

4. Mẹ hãy cho bé “luyện thính giác”

Ở tuần thứ 3 này, thính giác của bé vẫn đang phát triển. Mẹ nên thường xuyên nói chuyện, đọc sách, cho bé nghe nhạc để kích thích giác quan của bé, và cũng để bé thư giãn, vui vẻ hơn. Và cũng đó, bé sẽ dần quen với giọng nói của mẹ và có thể nhận ra được giọng nói của mẹ mà không cần nhìn thấy mẹ nữa đâu nhé.

Các mẹ nên làm gì để giúp trẻ phát triển mỗi ngày

Dù chỉ những thao tác rất nhỏ của các mẹ nhưng đó có thể là những tác động giúp bé của bạn phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn đấy nhé.

+ Mẹ hãy cho con nằm sấp

Dù ban đầu bé có thể không quên, nhưng mỗi ngày các mẹ vẫn nên tiếp tục tập cho con nằm sấp khi bé thức để cổ bé cứng cáp, giúp bé nhanh biết lật, lăn, ngồi và bò. Thay đổi tư thế cũng giúp đầu bé không bị móp. Đến hết tuần thứ 3, con bạn sẽ có thể nâng đầu lên được một lát và nghiêng đầu qua hai bên.

Các mẹ cũng có thể gấp một cái khăn mềm, đặt dưới ngực con để giúp con ngẩng đầu lên cao. Hệ thần kinh và cơ bắp của bé sẽ sớm trưởng thành và cử động của bé sẽ dễ dàng, uyển chuyển hơn.

+ Hãy sử dụng núm vú giả

Trẻ sơ sinh thích và cần động tác mút, vậy nên bạn đừng cố ngăn cản con. Theo một nghiên cứu của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ còn khuyên cho bé ngậm ti giả khi ngủ dựa trên những bằng chứng cho thấy sử dụng ti giả làm giảm nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh. Nếu không có ti giả, bé sẽ có thể mút ngón tay để tự vỗ về mình. Do vậy mà tại sao mẹ không thể sử dụng một núm vú giả cho bé nhỉ?

+ Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Dù là bạn hay chồng bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay thói quen ấy đi. Hút thuốc dù chủ động hay bị động vô cùng nguy hiểm cho con yêu của bạn. Bởi nó sẽ làm phổi của bé yếu đi, làm bé dễ bị viêm tai, ngáy nhiều hơn và rối loạn nhịp thở trong lúc ngủ, làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh gấp 2 lần, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hành vi của bé cũng như nhiều khó khăn khác trong học tập sau này. Do vậy mà các mẹ hay các ông bố hãy từ bỏ ngay thói quen xấu này đi nhé.

Vì sao đội mũ cho trẻ sơ sinh là đang hại con?
Vì sao đội mũ cho trẻ sơ sinh là đang hại con?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đội mũ cho bé sau khi sinh liệu có tốt cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc vậy đâu là câu trả lời đúng?
Đừng dại dột làm 7 điều sau với trẻ sơ sinh
Đừng dại dột làm 7 điều sau với trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mẹ bầu sắp sinh cần nhớ 7 điều cấm kỵ không được làm với con yêu sau đây, vì tưởng chừng tốt mà hóa hại bé đấy!
Theo:  khoevadep.com.vn copy link