Chảy máu cam: Hãy nhanh chân đến gặp bác sĩ để "chặn cửa" căn bệnh nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Nếu là 1 trong những trường hợp sau cần đi khám ngay khi thấy triệu chứng của chảy máu cam:

Ung thư vòm họng

Tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến vòm họng, trong đó có ung thư vòm họng. Ngoài chảy máu cam, người mắc bệnh ung thư vòm họng còn gặp phải tình trạng chảy nước mũi liên tục, ngạt mũi, ù tai, mệt mỏi...

Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u

chay mau cam-phunutoday

Nếu máu cam chảy ra có màu đậm hoặc mùi hôi khó chịu thì rất có thể, bạn đang bị nhiễm trùng xoang, nguy hiểm hơn là trong mũi đang có khối u. Do đó, hãy chủ động đi khám chuyên khoa ngay để kịp thời điều trị bệnh từ sớm.

Viêm mũi cấp tính và mạn tính

Tình trạng viêm mũi sẽ làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng sẽ bị xước và gây ra hiện tượng chảy máu cam.

Cơ thể thiếu vitamin C

Chảy máu cam là một trong những triệu chứng điển hình cảnh báo lượng vitamin C mà bạn cung cấp cho cơ thể không đủ. Nếu cơ thể thiếu vitamin C, làn da của bạn sẽ bị khô, dễ xuất huyết dưới da, gây chảy máu cam, chảy máu lợi...

Cách xử lý khi bị chảy máu mũi

Tư thế chúi đầu về phía trước là chuẩn để giúp máu không chảy vào họng

Thực hiện các bước sau:

- Giữ bình tĩnh

- Ngồi thẳng lưng, giữ đầu ở mức cao hơn tim

- Chúi đầu về phía trước ngăn máu chảy vào cổ họng

- Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ cục máu đông

- Sử dụng thuốc xịt làm co màng mũi như oxymetazoline hoặc neo-synephrine

- Dùng ngón tay cái và trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm)

- Giữ nguyên tư thế này trong 15 phút

- Kiểm tra xem máu còn chảy không

Thời gian chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút, cần phải được chăm sóc y tế ngay.

Sau khi máu đã ngừng chảy, có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Không ngoáy hoặc xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu mũi. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.

Những bước trên hiệu quả trong việc điều trị chảy máu mũi phía trước. Đối với các triệu chứng chảy máu mũi phía sau mà không tự sơ cứu được thì cần phải được chăm sóc y tế.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link