Không bỏ phổi trong thịt gà
Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, cần tuyệt đối không ăn phổi gà.
Chế biến ngay sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra
Một số người sợ để lâu sinh vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là không chuẩn bị trước nên thiếu thời gian chế biến, đã vội vàng cho ngay miếng thịt còn lạnh lên bếp. Và hậu quả gần như trăm lần như một nhận được sẽ là thịt chín đẹp bên ngoài nhưng còn sống, chảy nước đỏ bên trong, và có lẽ bạn đã hiểu thịt gà sống là thứ đặc biệt không nên ăn.
Quên rửa tay
Trong quá trình nấu ăn, tay của bạn chạm vào nhiều đồ vật khác nhau để chế biến thực phẩm. Nhưng hãy cẩn thận, một khi tay bạn đã tiếp xúc với nước ép gà, chúng có thể nhanh chóng bị nhiễm chéo bất cứ thứ gì bạn chạm vào. Các núm kéo, bàn, bình gia vị và nhiều thứ khác có thể được bao phủ trong các vi khuẩn có hại.
Những bộ phận không nên ăn
Gan gà
Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà.
Da gà
PGS Thịnh cho biết, trong Đông và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao.
Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà. Tuy nhiều trẻ thích ăn da gà nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con ăn thịt gà bỏ da là tốt nhất.
Mề gà
Mề gà thực chất chính là dạ dày gà, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại đây.