Chỉ cần có 2 trong các dấu hiệu đã được xem là nghi mắc Covid-19, biết để tự cứu mình

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn mới về việc nhận biết các ca nghi nhiễm nCoV. Theo đó, chỉ cần có ít nhất hai triệu chứng trở lên là được xem như ca nghi mắc COVID-19.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước đang diễn biến rất phức tạp. Trong ngày hôm qua cả nước có tới hơn 8.600 ca mắc mới. Hà Nội cũng ghi nhận thêm nhiều ca với lịch trình phức tạp.

Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 7/2021, Việt Nam đã có 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, châu Phi, Anh và Ấn Độ.

Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh), trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm "biến chủng gây quan ngại" có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Trước những diễn biến phức tạp của chủng biến thể Delta, ngày 1.8, Bộ Y tế đã ra Quyết định mới  về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19, thay thế quyết định cũ ban hành cách đây gần 1 năm. Theo đó, người có ít nhất 2 biểu hiện đã được xem là nghi nhiễm nCoV rồi đó. Mọi người nên cập nhật sớm để tư cứu mình, cứu người.

9

Người ho, sốt không có yếu tố dịch tễ được xem là ca nghi nhiễm nCoV

Theo đó, người có ít nhất 2 biểu hiện trong số các biểu hiện như ho, sốt, đau họng khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác thì được xem là ca nghi nhiễm.

Một trường hợp nghi nhiễm nữa là có kết quả test nhanh dương tính.

Quyết định này được ban hành trong bối cảnh những ngày qua Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm người bị ho, sốt dù không có yếu tố dịch tễ. Qua đó đã phát hiện 50 ca tại cộng đồng và 269 ca lây nhiễm thứ phát.

Trước đó, phác đồ chẩn đoán và điều trị lần 6 của Bộ Y tế được cập nhật vào ngày 14/7 đã quy định: Ca bệnh nghi ngờ là chỉ cần có sốt kèm theo hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được nguyên nhân. Người có tiền sử đến/qua/ở về từ vùng dịch tễ, ổ dịch hoặc tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ hoặc F0 đã được xá định mắc nCoV trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Đồng thời, trong quyết định này cũng hướng dẫn cách xác định F0, F1 và F2 mà nhiều người vẫn đang nhầm lẫn

Cách xác định F0:

Trong phác đồ cập nhật lần 5, Bộ Y tế từng quy định bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm PCR dương tính. Thế nhưng, ở phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.

Trong hướng dẫn mới lần này, Bộ Y tế bổ sung thêm trường hợp F0 có kết quả xét nghiệm PCR dương tính tại cơ sở xét nghiệm khẳng định được Bộ cấp phép.

F1 là trước đây và bây giờ đã khác

Trước đây, F1 là người tiếp xúc gần trong vòng 2m với người bệnh, thời gian tính là từ 3 ngày trước khi người nhiễm khởi phát bệnh tới lúc cách ly. Tuy nhiên, trong hướng dẫn mới, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2m hoặc trong cùng không gian kín ở nơi làm việc, cư trí, phân xưởng, cùng học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, cùng phương tiện vận chuyển F0 trong thời kì lây nhiễm. Nó được chia thành 2 nhóm gồm:

+ Người tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng: Tiếp xúc trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi F0 khởi phát cho tới khi được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát được tính là ngày có triệu chứng sức khỏe bất thường đầu tiên mà bệnh nhân cảm thấy như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, gai người ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, ho, đau họng…

+ Người tiếp xúc gần với F0 không triệu chứng: Một khi xác định được nguồn lây, thời gian lây được tính từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho tới khi được các ly y tế. Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây, thời gian được tính là 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định tới khi được cách ly y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn bổ sung thêm một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp như: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng. Những người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc điều trị với F0. Những người ở chung nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc. Những người có tiếp xúc với ca bệnh như: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, liên hoa, hội họp, lớp học, sinh hoạt tôn giáo, câu lạc bộ, đi cùng phương tiện giao thông…

10

F2 là những đối tượng nào? Cách ly ra sao?

Tiếp xúc gần trong vòng 2m với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ F0 đến khi F1 được đi cách ly y tế. Thay vì chỉ tính ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với người nhiễm tới khi F1 cách ly y tế như trước đây.

Nhóm này được cách ly tại nhà và chờ kết quả của F1. Nếu kết quả của F1 dương tính lần đầu thì chuyển cấp cách ly F1 lên thành F1. Nếu kết quả xét nghiệm của F1 và F2 đều âm tính lần 1 thì F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày. Nếu có triệu chứng nghi nhiễm phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ Covid cộng đồng.

Ngoài ra, Bộ Y tế còn phân loại 4 nhóm người có nguy cơ nhiễm theo thứ tự từ thấp, trung bình, cao và rất cao tương ứng với các màu xanh, vàng, cam, đỏ. Việc này nhằm tăng sự thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị và hỗ trợ kịp thời.

Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cộng đồng, cần:

- Yêu cầu người nghi nhiễm đeo khẩu trang và cách ly bệnh nhân tạm thời tại nhà/nơi lưu trú ngay. Người nghi nhiễm và gia đình thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K. Tuyệt đối không được tiếp xúc với người sống trong gia đình và những người khác.

- Cơ quan y tế địa phương tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time RT-PCR ngay:

+ Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì loại trừ bệnh nhân mắc bệnh COVID-19.

+ Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý ngay ca bệnh là F0 theo thường quy.

Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế:

- Phân luồng khám sàng lọc người nghi nhiễm theo quy định của hệ thống điều trị và cách ly tạm thời ngay người nghi nhiễm vào phòng riêng ở khu vực đệm riêng biệt với khu vực có F0 và các khu điều trị khác của cơ sở y tế.

Sau đó xử trí như phát hiện ca bệnh nghi mắc tại cộng đồng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link