Vắt chanh nước luộc rau không chuyển màu
Sau khi chị em luộc các loại rau như rau muống, rau cải xong chúng ta nên vắt vào nước luộc một miếng chanh, nếu thấy nước luộc không chuyển màu hoặc chuyển ít thì nguy cơ trong rau này có chứa rất nhiều thuốc hóa học chớ nên ăn kẻo rước bệnh vào người. Còn nếu thấy nước rau chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt thì rau này không có hóa chất có thể dùng được.
Thông thường trong các loại rau lá xanh đều có chứa chất diệp và sau khi luộc nước có chứa một lượng kiềm và chất diệp lục. Trong thành phần của nước chanh lại có chứa axit hữu cơ yếu là axit citric khá cao. Nên khi bạn vắt chanh sẽ làm thay đổi độ axit của nước rau khiến nước rau chuyển màu là hiện tượng bình thường.
Vắt chanh nước luộc rau bị kết tủa
Với những loại rau lá xanh như rau muống nhiễm hóa chất thường giòn hơn và có màu xanh đen. Thân rau muống thường to hơn so với mức bình thường. Khi bạn luộc rau, sẽ thấy nước rau còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa bạn không nên ăn loại nước luộc rau này. Bởi các loại rau này đã bị nhiễm độc chì thường có vị chất chứ không ngọt thơm như rau muống sạch.
Thông thường nếu muốn chọn rau muống ngon bạn nên chọn loại rau muống ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng cứng, khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng. Nếu rau có hiện tượng héo, lá quắt, bạc màu hoặc ngả vàng thì không nên lựa chọ bởi loại rau này đã để lâu.
Ngoài ra, khi chọn rau bạn cũng không nên chọn những loại rau lá quá mướt màu xanh sẫm những loại rau này thường có nhiều hóa chất, khi ăn dễ nhiễm độc cho cơ thể của bạn.