Thành phần dinh dưỡng của lươn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì lươn có giá trị thực phẩm cao, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau được nhiều người vô cùng yêu thích. Trong đó, có món cháo lươn, miến lươn, lươn nướng lá lốt, lươn xào sả ơt,,, vô cùng thơm ngon
Trong Đông y thì lươn chính là một vị thuốc bổ tỳ lợi gan giúp phục hồi sức khỏe và thể chất vô cùng tốt. Bên cạnh đó, trong mỗi con lương có nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào khiến lươn trở thành thực phẩm giúp người bệnh, người già hồi phục sức khỏe, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Đồng thời, lươn cũng giúp cung cấp thành phần vitamin A, D và B12. 100g thịt lươn cung cấp 100% giá trị vitamin A và vitamin B12 hằng ngày, rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt và hệ thống xương.
Những lợi ích của lươn với sức khỏe
- Tốt cho não, cải thiện trí nhớ: Do trong thành phần dưỡng chất của lươn rất giàu DHA và lecithin, là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào các cơ quan của con người và là dưỡng chất không thể thiếu cho tế bào não. Bên cạnh đó, trong lươn còn chứa các acid béo không bão hòa trong lươn có lợi cho cho sự phát triển não. Bởi vậy, khi bạn thường xuyên cung cấp thịt lươn có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
- Lươn tốt cho tim mạch: Do trong thành phần của lươn có chứa các chất béo trong lươn chủ yếu là chất béo không bão hòa, nhiều omega-3, omega-6. Chính vì có hàm lượng omega-3 cao trong lươn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư, giúp cải thiện huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và viêm khớp cho con người vô cùng tốt.
- Bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt: Do lươn giàu dinh dưỡng thơm ngon ngọt vị, lại giàu chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu vô cùng tốt. Đồng thời, khi bạn thường xuyên ăn lươn sẽ rất tốt cho não bộ giảm hẳn chứng hoa mắt chóng mặt.
Theo Đông y, thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, bổ kinh tỳ vị, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt, khu phong trừ thấp, chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Những người không nên ăn lươn
- Do lươn có nhiều dinh dưỡng nên với những người bị bệnh gout không nên ăn lươn. Bởi lươn chính là thực phẩm bổ dưỡng nhiều đạm, nên ai mắc bệnh gout ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
- Người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt lươn ở dạng chế biến chiên xào, nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu cháo, nướng,…
- Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn.