Có dấu hiệu này cần khám ngay lập tức kẻo chạy thận cả đời

( PHUNUTODAY ) - Nếu có dấu hiệu này khi đi tiểu bạn hãy khám ngay lập tức tránh tình trạng bệnh trở nên nguy kịch!

tieutien1

Nhìn chung, lượng nước tiểu sẽ phụ thuộc vào lượng nước nhập, tổng lượng xuất sẽ xấp xỉ bằng tổng lượng nhập. Nước nhập bao gồm nước uống, nước giải khát như nước ngọt, bia rượu nước có trong thức ăn... Nước xuất ra khỏi cơ thể bao gồm mồ hôi, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, nước trong phân... Trong đó, nhiều nhất là nước tiểu, kế đến là mồ hôi, nước bọt.

Trong một số tình huống, nước xuất có thể gia tăng như khi uống các chất lợi tiểu (bia rượu, trà, cà phê, thuốc lợi niệu), và có thể giảm khi bị các bệnh lý gây mất nước như tiêu chảy, nôn ói...

Thận sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng nước cho cơ thể, đảm bảo không thừa và không thiếu, thông qua việc tăng giảm lượng nước tiểu của chúng ta. Ví dụ, nếu đổ mồ hôi nhiều, hay tiêu chảy mất nước nhiều, thận sẽ ưu tiên giữ lại nước, và ngược lại, nếu uống nhiều nước, thận sẽ tăng lọc để thải bớt nước ra khỏi cơ thể.

Do vậy, trước một trường hợp khai báo có đi tiểu nhiều lần, câu hỏi đặt ra là: Tổng lượng nước xuất nhập là bao nhiêu?

Bình thường, mỗi ngày một người sẽ tiểu từ 1,2 đến 1,7 lít nếu là nam giới và từ 1,1 đến 1,5 lít nếu là nữ. Tiểu nhiều là khi tiểu trên 2 lít với điều kiện nghỉ ngơi trên giường, lượng nước nhập trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít), không dùng thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường.

Tiểu nhiều có thể do sinh lý như uống nhiều nước, uống các chất lợi tiểu, do các thuốc lợi tiểu ở thận (thuốc trợ tim, thuốc huyết áp) cũng có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở thận, bệnh thận mãn, đái tháo đường, đái tháo nhạt...

Đi tiểu nhiều: Dấu hiệu bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt

tieutien

 

Khi gặp hiện tượng đi tiểu nhiều hơn những người khác hoặc hơn chính bạn trước đây, thì nên nghĩ đến khả năng bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay không. Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường thường có triệu chứng nổi bật là "3 nhiều 1 ít". 3 nhiều gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và 1 ít chính là hiện tượng sụt cân.

Người bị tiểu đường có quá trình bài tiết dị thường, đường huyết tăng cao, khi bài tiết một lượng lớn đường glucose ra cùng nước tiểu cũng sẽ mang theo rất nhiều nước, sinh ra bệnh tiểu nhiều. Có những bệnh nhân bị nặng có thể bài tiết hàng ngàn ml nước tiểu mỗi đêm.

Hoặc đi tiểu nhiều so với bình thường hãy nghĩ về khả năng có bị mắc bệnh đái tháo nhạt hay không. Đối với một người bình thường, tuyến yên luôn tiết ra một hormone chống bài niệu, có tác dụng tái hấp thu nước lại trên ống thận để làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc.Khi quá trình tiết hormone này bị giảm hoặc ít hơn so với bình thường, sẽ làm tăng bất thường trong nước tiểu, sản xuất ra nhiều nước tiểu, là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng bệnh là đái tháo nhạt.

Nhưng khi nước tiểu không có đường, độ đậm đặc của nước tiểu thấp, gần với tỷ lệ nước bình thường. Nói đơn giản là đi tiểu ra nước nhạt gần như nước lã, không giống với thành phần nước tiểu bình thường, cứ uống nước vào lại đi tiểu ra.Sự khác biệt của triệu chứng bệnh đái tháo nhạt so với bệnh đái tháo đường chính là bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường, uống nước rất nhiều và đi tiểu cũng nhiều nhưng lại không bị sút cân.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link