Có nên trồng cây hoa quỳnh trong nhà?

( PHUNUTODAY ) - Hoa quỳnh cành giao là loài cây cảnh gắn liền với nhau và là một câu chuyện tình yêu nương tựa nhau. Nhưng có nên trồng chúng trong nhà?

Hoa quỳnh là loại hoa đẹp mong manh, nhưng đặc trưng lại chỉ nở về đêm và hôm sau cụp lại. Hoa quỳnh thực chất là chi thực vật họ xương rồng. Các đốt thân cây có dạng dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, trông như cây không có cành chỉ có lá.

Hoa quỳnh hiện có loài hoa trắng và hoa đỏ, phổ biến là hoa trắng. Cánh hoa mỏng manh tinh khôi, hương thơm tinh khiết. Hoa nở to rất đẹp nhưng chỉ nở đêm sáng lại tàn. Hoa quỳnh có nguồn gốc từ Mexico (Mỹ) sau đó được đưa sang trồng ở nhiều quốc gia khác để làm cảnh trang trí.

hoa-quynh-canh-giao-trong-cho-dep

Hoa quỳnh có ý nghĩa gì?

Hoa quỳnh nở trong đêm và tàn vào sáng hôm sau nên thường phải người có thú chơi và chăm chỉ chịu khó kiên nhẫn mới được ngắm hoa quỳnh. Chính vì điều đó mà cánh văn nhân xưa xem hoa quỳnh là một thú chơi tao nhã không thể phù hợp với những ai phàm phu tục tử. Nhưng cũng vì thế mà hoa quỳnh mang tiếng là hoa sớm nở tối tàn. Nhưng cũng có ý nghĩa đó là vẻ đẹp quý giá không biết trân trọng sẽ mất.

Hoa quỳnh còn mang ý nghĩa về tình yêu chung thủy, son sắt, chỉ nở 1 lần rồi tàn chỉ dành cho một người chứ không có người thứ hai. Hoa quỳnh đại diện cho tấm lòng trinh trắng thủy chung. Ngoài ra, hoa nở lặng lẽ về đêm, đơn giản, không phô trương, ồn ào cũng mang vẻ đẹp e ấp của người thiếu nữ, nó là biểu tượng của người phụ nữ nhẹ nhàng, sống nội tâm, thuần khiết.

hoa-quynh-trong-nha

Nhưng hoa quỳnh có thời gian ngắn nên cũng nhiều người cho rằng loài hoa này không mang lại may mắn, không trường tồn, không vững vàng.

Bởi vậy cây hoa quỳnh thường làm cảnh đáp ứng thú chơi hơn là cây phong thủy. Vì thế nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp của hoa quỳnh hãy trồng chúng trong khuôn viên nhà. 

Công dụng của hoa quỳnh

Ngoài trang trí làm cảnh, cây quỳnh cành giao còn có công dụng là vị thuốc. Hao quỳnh hương thơm giúp thư giãn giảm mệt mỏi. Hao quỳnh cũng là vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời: Ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan, giảm căng thẳng, mang ý nghĩa tốt đẹp trong tình yêu thì hoa quỳnh cũng được biết đến là một loại cây thuốc tuyệt vời, mang nhiều giá trị sức khỏe cho con người.

Thân cây hoa quỳnh có tính mát, hơi mặn, vị chua, sử dụng chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng. Còn bông hoa quỳnh tính ngọt và bình, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa ho, long đờm, tiêu viêm cực kỳ hiệu quả. 

Dân gian dùng hoa quỳnh ngâm rượu sau đó uống để trị đau bụng, bôi các vết bầm tím rất hiệu quả.

Hoa quỳnh cũng có thể là món ăn, dùng xào với thịt để trị viêm phế quản, lao phổi, lao hạch… Ngoài ra, loại hoa này có thể chữa được các bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

hoa-quynh-cho-trang

Cách trồng hoa quỳnh

Quỳnh là loài xương rồng nhưng lại không phải cây ưa nhiều nắng nên có thể trồng ở ban công, phía trước sân nhà. 

Trong tự nhiên cây quỳnh thường trồng liền với cây giao. Cả hai đều thuộc họ xương rồng, nương tựa vào nhau thành truyền thuyết. Bởi thế khi trồng bạn nên kết hợp trồng kèm cùng cây giao. Tương truyền cây quỳnh trồng cạnh cây giao sẽ ra nhiều hoa hơn.Sự kết hợp của hai cây này giúp nâng niu làm vẻ đẹp cho nhau, biểu hiện âm dương hòa hợp. Bởi thế nên tránh trồng riêng lẻ. Đặc biệt nếu bạn muốn hướng tới một mong muốn về tình yêu tốt lành hôn nhân hạnh phúc thì nên trồng kết hợp quỳnh với giao cạnh nhau. 

Cây quỳnh thường nở hoa về đêm và vì thế nên trồng cây quỳnh ở khu vực nào thuận tiện cho việc ngắm hoa về đêm. Vị trí đẹp cho quỳnh giao là sân thượng, ban công, trước hiên nhà, viền tường, khuôn viên nhà.

hoa-quynh

Hai cây quỳnh và giao này đều lên tốt bằng phương pháp giâm cành. Do đó bạn có thể giâm cành và cắm xuống đất. 

Đất trồng: Nên trồng hoa Quỳnh trong đất nhiều mùn, giàu chất hữu cơ và có chế độ thoáng nước tốt, không nên trồng trên đất sét vì cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém.

Ánh sáng và nhiệt độ: Hoa quỳnh ưa khí hậu mát mẻ nên trồng ở nơi ít sáng, và vì thế nên trồng cùng cành giao để giảm nhiệt. Cây quỳnh chịu khô hạn nhưng không chịu được ngập úng. Khi trồng quỳnh giao nên có mái che sương che nắng. Chính vì thế nên người xưa thường trồng quỳnh giao ngay hiên nhà để tránh nắng, tránh sương và dễ ngắm hoa nở. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn