Có nên trồng cây lưỡi hổ trước nhà không?

15:46, Thứ bảy 11/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn đang băn khoăn cây lưỡi hổ hợp mệnh nào và kỵ với tuổi nào và nên trồng ở đâu? Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thuỷ trong lĩnh vực này.

Cây lưỡi hổ thường được nhiều gia đình Việt Nam chọn để trang trí cho ngôi nhà, đồng thời giúp chiêu tài, hút lộc cho gia chủ. Nếu bạn đang băn khoăn cây lưỡi hổ hợp mệnh nào và kỵ với tuổi nào và nên trồng ở đâu? Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thuỷ trong lĩnh vực này.

Đôi nét về cây lưỡi hổ

cay-luoi-ho-co-ne-trong-truoc-nha-3

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp hay cây vĩ hổ, tên khoa học là "Sansevieria trifasciata", thuộc họ măng tây. Thân cây lưỡi hổ có thể có 3 màu lá khác nhau (màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng), sắp xếp dọc theo từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi nở hoa sẽ nảy ra từng chùm nhỏ, màu trắng ngà.

Cây lưỡi hổ có lá rất mọng nước. Độ dày của lá từ 1,3 đến 2,5cm, lá mọc từ rễ và đứng thẳng, hướng lên trời. Các phiến lá hình thù đơn giản, phẳng, chiều dài từ 30 đến 160cm, chiều rộng từ 2,5 đến 8cm. Lá thon nhỏ phía hai đầu, bề mặt lá nhẵn, không có gân.

Cây lưỡi hổ cũng không tốn quá nhiều công để chăm sóc, lại có sức sống bền bỉ. Loài cây này giúp hấp thụ khí độc, thanh lọc bầu không khí. Về mặt phong thủy, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa của sức mạnh, giúp xua đuổi vận xui, đem lại may mắn cho gia chủ.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh nào?

Cung mệnh trong Ngũ Hành của một người dựa vào Thiên Can và Địa Chi của năm sinh âm lịch. Theo phong thủy, ây lưỡi hổ lá màu xanh viền vàng hợp với người mệnh Kim và mệnh Thổ. Nên những ai thuộc 2 mệnh này trồng cây lưỡi hổ sẽ rất tốt.

Những người có mệnh Kim thuộc tuổi Canh Thìn, Quý Dậu, Nhâm Thân, Giáp Tý, Ất Sửu, Tân Tỵ, Tân Hợi, Quý Mão, Canh Tuất, Nhâm Dần, Ất Mùi, Giáp Ngọ

Người mệnh Thổ thuộc năm sinh sau: Mậu Dần, Kỷ Mão, Đinh Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Bính Tuất, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Hiện có khoảng 70 loài cây lưỡi hổ, phổ biến nhất là cây lưỡi hổ viền vàng, lưỡi hổ xanh, cây lưỡi hổ trắng… Để biết được cây lưỡi hổ hợp tuổi nào, kỵ với tuổi nào, bạn hãy dựa vào quan niệm màu tương sinh, tương khắc theo Ngũ hành như sau:

+ Cây lưỡi hổ viền vàng kiêng kỵ tuổi: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn( 1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

+ Cây lưỡi hổ xanh kiêng kỵ tuổi: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961) , Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Dần (1998), Kỷ Mão(1999),…

+ Cây lưỡi hổ trắng kiêng kỵ tuổi: Nhâm Tý (1972), Qúy Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Qúy Mùi ( 2003),..

+ Cây lưỡi hổ vàng kiêng kỵ tuổi: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Lợi ích khi đặt cây lưỡi hổ trước nhà

cay-luoi-ho-co-ne-trong-truoc-nha-4

Trồng cây lưỡi hổ trước nhà mang lại nhiều lợi ích. Nhờ khả năng hấp thụ khí carbonic và đồng thời thải khí oxy rất tốt, cây lưỡi hổ giúp cải thiện chất lượng không khí, làm giảm ô nhiễm. Bên cạnh đó, trồng cây lưỡi hổ trước nhà còn tạo ra mảng xanh tươi mát cho cả khu vực, làm đẹp thêm không gian sống, giảm những tác động xấu của ánh nắng mặt trời.

Xét theo yếu tố phong thủy, cây lưỡi hổ có nguồn năng lượng mạnh, giúp xua đuổi điều không may mắn với ngôi nhà. Vì lẽ đó, các gia chủ không phải lo lắng về việc có phạm phong thủy hay không khi trồng cây lưỡi hổ. Cha ông ta cũng có quan niệm rằng nếu trồng cây lưỡi hổ ra hoa thì đây chính là điềm lành, báo hiệu gia đình sẽ có lộc.

Cây lưỡi hổ còn là một dược liệu quý. Loại cây này có thể phòng và trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược axit dạ dày,… Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng phòng và chữa bệnh liên quan đến hô hấp như hen suyễn.

Đặt cây lưỡi hổ trước cửa nhà cần lưu ý gì?

Để cây lưỡi hổ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt bạn cần nắm được những lưu ý sau đây:

- Cây lưỡi hổ chịu hạn khá tốt nên bạn không cần tưới nhiều nước, có thể khiến cây bị úng, hóng rễ.

- Cây lưỡi hổ không kén chọn đất nhưng bạn nên lưu ý về độ thoát nước của chậu trồng cây.

- Đối với cây lưỡi hổ trồng trong chậu, bạn nên thay chậu và đất thường xuyên (có thể nửa năm thay 1 lần) để cây phát triển tốt hơn.

- Nên cố định trồng cây lưỡi hổ ngoài trời hoặc trong nhà. Đối với vị trí đặt trong nhà, bạn không nên đem phơi sáng trực tiếp vì cây dễ bị hiện tượng cháy lá. Hãy đặt nó ở những nơi ánh sáng vừa đủ, chiếu gián tiếp.

- Nước vo gạo khá phù hợp cho sự sinh trưởng của loài cây này, tuy nhiên, bạn cũng không tưới quá nhiều.

Tuy cây lưỡi hổ là một dược liệu chữa bệnh, nhưng muốn sử dụng thì phải qua chế biến với hàm lượng theo quy định. Chính vì vậy, không nên đặt cây lưỡi hổ ở những nơi dễ với tới nếu nhà có trẻ nhỏ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm