Học cách nhìn người
Con người thời nay biết cách ngụy trang bản thân mình tốt hơn ngày xưa nhiều. Lúc mới quen biết xã giao thì chúng ta cứ nghĩ đối phương hiền lành, dễ gần, thân thiện. Nhưng tới lúc phải đối mặt với lợi ích của bản thân, đối phương là thiện hay ác sẽ lộ ra bản chất thật.
Người xưa có câu: Nói nhiều sai nhiều, làm nhiều lộ nhiều. Nếu như bạn tiếp xúc thân mật với một người, quan sát một cách nghiêm túc và tỉ mỉ, bạn sẽ nhìn thấu được bản chất của người đó.
Có người nói, đi vô số nơi, gặp vô số người cũng không bằng biết cách nhìn người. Dùng người, phát huy trí tuệ của người khác chính là đóng vai trò quan trọng giúp nhà lãnh đạo cho được sự thành công. Hiểu được người thì mới dùng được người. Đây chính là chân lý đối với những người lãnh đạo, chỉ có thế mới phát huy hết được năng lực của nhân viên. Thế nên làm người phải biết người biết ta, khiêm tốn mới dễ dàng thành công.
Học cách nói chuyện
Phần lớn những rắc rối mà chúng ta gặp phải ở trong cuộc sống này đều bắt nguồn từ việc nói chuyện. Do đó, khi kết giao với người khác, bạn nhất định phải học cách nói chuyện sao cho thật khéo léo.
Người xưa nhấn mạnh, nói chuyện cũng chính là một nghệ thuật, là sự tu dưỡng của một người. Lời nói có tốt đẹp, mang thiện ý thì mới có thể khiến người xung quanh cảm thấy ấm áp được. Nhưng câu nói ác ý gây tổn thương cho người nghe, có thể khiến người ta cảm thấy lạnh giá trong cái nóng của mùa Hè tháng sáu vậy.
Cách nói chuyện khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả giao tiếp khác nhau. Bởi nói chuyện không chỉ thể hiện được năng lực của cá nhân mà còn phản ánh cả trí tuệ của mỗi người. Khả năng nói chuyện không chỉ là một nghệ thuật, mà còn là một loại học vấn. Chỉ một câu nói đơn giản đôi lúc cũng khiến người khác nể phục.
Con người chúng ta mất 2 năm dể học nói, nhưng mất cả đời để học cách im lặng, lắng nghe. Nếu như chúng ta có thể học được cách nhìn người, học được cách nói chuyện, cho dù không thể đại phú đại quý, nhưng cũng sẽ không thua kém người nào.