2 bộ phận 'ngứa ngáy' là dấu hiệu của bệnh gan
Ngứa da
Vào mùa hè, khi bị muỗi đốt hoặc thời tiết chuyển mùa, bạn có thể cảm thấy ngứa da. Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn nó với những cơn ngứa do bệnh gan gây ra. Ngứa do gan yếu thường xuất hiện không rõ nguyên nhân, nhất là vào ban đêm, cơn ngứa xảy ra dữ dội nhất. Khi thấy mình bị ngứa da nhưng không rõ nguyên nhân và lặp đi lặp lại nhiều lần thì hãy cẩn trọng. Nguyên nhân có thể là do bệnh gan.
Gan có chức năng tiết mật. Khi mật được tiết ra bình thường, nó sẽ đi vào đường tiêu hóa một cách thuận lợi, làm nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi chức năng gan không còn tốt, lượng mật tích tụ quá nhiều trong quá mật, vượt quá mức chứa tối đa của túi mật. Khi đó, một số muối mật sẽ bị kết tủa, đi vào máu chảy khắp cơ thể. Chúng kích thích các đầu dây thần kinh sau khi tích tụ dưới da. Điều này dẫn tới hiện tượng ngứa da.
Ngứa mắt
Thông thường, khi dùng mắt thường xuyên (đặc biệt là lúc ngồi trước máy tính lâu hoặc sử dụng điện thoại nhiều giờ đồng hồ), mắt sẽ bị mỏi, khô và ngứa. Khi gặp hiện tượng này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi một chút là các triệu chứng khó chịu sẽ giảm đi. Tuy nhiên, khi đã nghỉ ngơi và không làm việc quá sức mà mắt vẫn bị ngứa thì hãy cảnh giác với các vấn đề ở gan.
Sách y học có nói: "Gan mở ra các lỗ thông trong mắt, và nó có chức năng chính là nạo vét và lưu trữ máu". Gan bị tổn thương thì các chức năng dự trữ máu và nạo vét máu sẽ bị suy yếu. Khi đó, mắt dễ bị khô và ngứa do không được máu nuôi dưỡng.
2 thực phẩm là chất xúc tác của bệnh gan
Trái cây mốc
Một số người có tâm lý tiếc của nên khi thấy trái cây bị mốc một phần vẫn có sử dụng. Họ cho rằng chỉ cần cắt bỏ phần mốc, phần lành lặn vẫn có thể sử dụng bình thường. Tuy nhiên, điều này chưa đúng.
Sau khi thực phẩm bị mốc, một lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển. Quá trình hỏng đã bắt đầu thì không thể đảo ngược. Nó sinh ra chất độc aflatoxin, kích thích sự phát triển của các tế bào K. Độc tố này sau khi đi vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy các tế bào gan, khiến gan suy yếu dần, cuối cùng gây ra bệnh gan.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như bia, rượu thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc, các tình huống xã giao. Nhiều người coi đó là cách để kết nói tình cảm, mở rộng quan hệ.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng uống rượu sẽ gan tổn thương. Gan là nơi đảm nhận chuyển hóa chất cồn. Khi ethanol trong rượu đi vào cơ thể, gan sẽ phân hủy chúng thành acetaldehyde. Quá trình phân hủy này diễn ra khiến gan phải làm việc hết công suất. Toàn bộ các tế bào gan có thể bị bao vây bởi acetaldehyde và đẩy nhanh quá trình hình thành bệnh gan.