Các nghiên cứu cho thấy nghệ đen tăng cường sự bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa, kháng khuẩn. Nó được dùng để chế rượu bổ trường sinh gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đảm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.
Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Trong dân gian tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm.
Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm. Củ nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu. Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, tính cay, mùi hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Củ nghệ đen có tên khoa học là Cucurma Caesia chủ yếu được trồng nhiều ở Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, dù không phổ biến như nghệ vàng, nhưng chúng lại chủ yếu được sử dụng cho mục đích y học.
Loại củ này ít được dùng làm gia vị trong nấu ăn bởi chúng có vị đắng, cay mạnh. Củ nghệ đen có rất nhiều tác dụng, hoạt chất curcumin có trong cả 3 loại nghệ (trắng, vàng và đen) đều có hiệu quả về mặt y học.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ cây thuốc/thảo mộc nào khác, nghệ đen cũng có những mục đích sử dụng cụ thể.
Dưới đây là tác dụng hàng đầu của nghệ đen:
1. Ngừa ung thư
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, hoạt chất curcumin có trong nghệ đen có thể giúp ngăn ngừa, tiêu diệt tế bào ung thư.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, liệu pháp hóa trị thông thường kết hợp với sử dụng curcumin trong nghệ có thể là sự kết hợp tuyệt vời trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư cũng như làm giảm tác dụng phụ của hóa trị.
2. Ngăn ngừa các bệnh về phổi. Củ nghệ đen cũng có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh phổi như hen, viêm phế quản, viêm khổi.
3. Chất chống oxy hóa tự nhiên. Đây được xem là thuộc tính tuyệt vời nhất của nghệ đen và các loại nghệ khác. Curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn chặn lão hóa và các tế bào ung thư.
4. Nghệ đen thường được sử dụng để chữa những bệnh như: ung thư cổ tử cung và âm đạo, điều trị đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều, ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua, chữa các vết thâm tím trên da... Với những công dụng này, nhiều gia đình bắt đầu cho chúng vào bữa ăn hàng ngày để vừa thay đổi khẩu vị vừa có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, loại nghệ này vẫn thường được sử dụng theo dạng sắc, bột hay thuốc viên.