Con gái nhà thơ Thanh Tùng “Thời hoa đỏ” kể chuyện tình bố mẹ để giải oan cho bố và cho bài thơ

( PHUNUTODAY ) - Thời hoa đỏ là bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc thành tác phẩm được nhiều giải thưởng lớn. Nhưng xoay quanh ý thơ là những cách hiểu lầm về mối quan hệ của nhà thơ Thanh Tùng với vợ.

Thời hoa đỏ là một bài hát nổi tiếng phổ từ thơ của nhạc sĩ Thanh Tùng và gắn bó với nhiều thế hệ yêu mến thơ nhạc. Những ý thơ “Trong câu thơ của em/Anh không có mặt/Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết/Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/Em không đi hết những ngày đắm say” thường được hiểu sai rằng người đàn bà đã bỏ người đàn ông ra đi, bị phụ tình nên nhà thơ mới sáng tác như vậy. Bài thơ được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ thơ và và được giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1993, giải thưởng của Hội âm nhạc Việt Nam năm 1995.

nha tho thoi hoa do

Phía sau bài hát, bài thơ đó, người ta hay lưu truyền câu chuyện về cuộc đời nhà thơ Thanh Tùng và cho rằng ông bị vợ phụ tình nên đau lòng sáng tác áng thơ ấy.

Nhưng con gái nhà thơ Thanh Tùng, chị Doãn Thị Hoàng Lan Hương nói rằng đó là sự hiểu lầm. Trái ngược lại ý thơ đó thể hiện sự cao thượng trong tình yêu, người đàn ông tiếc cho mối tình lỡ của người đàn bà, tiếc vì người phụ nữ đã không đi hết được những mối tình đắm say của cô ấy, chứ không phải tiếc vì người đàn bà đã không đi hết đắm say với bản thân mình.

Bài thơ được nhà thơ sáng tác năm 1972, và năm 1973 chị Hoàng Lan Hương chào đời. Và 15 năm sau vợ chồng nhà thơ Thanh Tùng mới ly hôn. Điều đó có nghĩa không phải nhà thơ Thanh Tùng sáng tác bài Thời hoa đỏ khi bị thất tình, khi không được yêu. Bài thơ đó đã thể hiện ý thơ cao thượng của nhà thơ, thương tiếc cho những mối tình lỡ dở của vợ mình trong quá khứ. Kết tinh của bài thơ là cô con gái Hoàng Lan Hương.

nha tho thanh tung va con gai

Nhưng cuộc đời không giống như thơ. Trước khi kết hôn với Thanh Tùng, vợ ông đã từng có 2 đời chồng. Nhà thơ lại là người ghen khủng khiếp ghen với tất cả đàn ông. Vợ ông cũng lại là một người lãng mạn ham mê văn chương và cũng viết thơ, bà lại có cửa hàng bán sách. Thế nhưng người chồng đầu tiên của bà không biết chữ, không hòa hơp nên ly hôn rồi trượt dài theo nhiều bất hạnh khác. Nhà thơ Thanh Tùng từng nuối tiếc cho vợ rằng “Sao em không đi hết những ngày đắm say” nhưng thực tế ngoài đời, ông lại hay ghen, thậm chí đay nghiến vợ.

Nhà thơ Thanh Tùng cũng lại hay say mà lúc say thì mất khôn, nên họ hay cãi nhau. Thế nên họ chia tay như lẽ tất yếu. Nhưng chưa ly hôn xong thì đã có một người đàn ông khác xuất hiện trong cuộc đời người vợ nhà thơ. Thế là từ đó người ta cho rằng bà phụ tình ông theo tình nhân, nhà thơ đau buồn mà sáng tác những câu thơ trong Thời hoa đỏ.

nha tho thanh tng

Mặc dù ghen tuông để rồi ly hôn, nhưng nhà thơ Thanh Tùng là một người cha tận tâm với con, và thực sự vẫn thương người đàn bà trong Thời hoa đỏ.

Bố mẹ ly hôn, chị Hoàng Lan Hương theo bố. Mẹ đi mang theo toàn bộ đồ đạc để lại nhà cho bố. Nhà thơ thì nghèo không biết nấu ăn cứ khuân về chuối, su hào, cà chua, đầu cá rồi nấu cho con ăn từ ngày này sang ngày khác. Mặc dù nghèo và hay say, và ghen vợ nhưng nhà thơ yêu thương con gái. Khi nuôi con gái, nhà thơ tận tâm tận tình, và rất chiều con. Chị Lan Hương kể: “Bố chiều con gái hiếm thấy. Bố không bắt tôi phải làm việc. Cho đến lớn, bố vẫn giặt quần áo cho tôi. Khi tôi đi làm, bố xếp giày ra sẵn, để trên xe tôi đôi găng tay và khẩu trang. Ngày nghỉ, tôi đi tập thể dục, bố sắp sẵn đôi giày. Khi tôi đưa con gái đi học, bố đứng đó cầm sẵn cái nón bảo hiểm, bởi sợ tôi quên”.

thoi hoa do

Sau cuộc ly hôn với người đàn bà trong Thời hoa đỏ, nhà thơ Thanh Tùng cũng từng sống chung với một người phụ nữ khác qua lời giới thiệu của bạn bè nhưng rồi cũng chia tay. Người đàn bà ấy đã ném quần áo của nhà thơ ra ngoài đường rồi thay chìa khóa. Chị Lan Hương nói ai cũng chia tay bố vì bố chị nghèo không làm ra tiền lại sống bản năng, say khướt, lả lướt. Chị nói chỉ có chị là chung thủy với bố nhất.

Trải qua những mối quan hệ, nhà thơ vẫn say đắm người đàn bà trong Thời hoa đỏ hơn cả. Khi bà bị ốm nặng, chị Lan Hương về chăm mẹ, nhà thơ cũng ở phía sau hỗ trợ. Ông về giặt quần áo, gánh nước cho vợ con rồi đi. Ngày người đàn bà ấy qua đời, nhà thơ đau buồn khôn xiết. Sau đó nhà thơ viết: “Em chẳng hẹn bao giờ dài đến thế/Dốc chẳng bao giờ cao đến thế/Lời hẹn kia đã vào đất rồi/Đỉnh dốc kia chẳng tới được em ơi (...) Chỉ còn nước mắt thôi/Chỉ còn nước mắt thôi…”

Khi mẹ qua đời chị Lan Hương buồn không chịu học điểm số thấp, nhà thơ Thanh Tùng phải đến nói chuyện với cô giáo, rồi cũng phải viết thư xin cho con vào cấp 3. Năm 2017 nhà thơ Thanh Tùng qua đời. Ông từng đại diện Việt Nam sang Hi Lạp đọc thơ cùng đại biểu nhiều nước năm 1997.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn