Đau dạ dày ăn dưa muối được không: BS khuyến cáo những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để nhanh khỏi bệnh

14:00, Thứ hai 30/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những thực phẩm tốt giúp bệnh nhân đau dạ dày nhanh khỏi bệnh.

Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh và nên kiêng gì?

Bệnh nhân đau dạ dày nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng chữa lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết acid dạ dày.

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin và khoáng chất giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày cho người bệnh, tổn thương cũng nhanh phục hồi hơn.

Dưới đây là những thực phẩm tốt giúp bệnh nhân đau dạ dày nhanh khỏi bệnh:

dau-da-day

Chuối

Chuối là loại quả đứng đầu trong nhóm thực phẩm giúp điều trị cho bệnh nhân đau dạ dày bởi:

Ăn chuối giúp trung hòa hàm lượng acid trong dịch dạ dày, giảm sưng viêm trên tổn thương sẵn có của niêm mạc dạ dày.

Giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng dạ dày và đường ruột.

Bổ sung Kali có tác dụng giảm huyết áp, giảm Natri tích tụ ảnh hưởng đến cân bằng nước, huyết áp và bảo vệ mạch máu.

Cung cấp chất pectin - dạng chất xơ hòa tan giúp đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón đi cùng với đau dạ dày.

Gừng

Hãy tập thói quen thêm gừng vào thực phẩm chế biến hoặc uống một ly trà gừng mỗi ngày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt ở những người bị đau dạ dày, đây là cách đơn giản để giảm đau cũng như giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.

Nhóm các thực phẩm khô

Thực phẩm tinh lọc không nên sử dụng với bệnh nhân đau dạ dày, thay thế vào đó là những thực phẩm khô như gạo lứt, nếp lứt, các loại đậu, bắp, hạt điều, hạt bí nguyên hạt, mè,…

Những loại hạt khô này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu chất xơ, chất khoáng và các Vitamin nhóm B. Những chất này cần thiết cho nhu động ruột thực hiện chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, trong hạt khô chứa nhiều nhóm chất chống oxy hóa tốt, có tác dụng bảo vệ lớp màng niêm mạc của dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn lành mạnh với các loại hạt này giúp đẩy lùi chứng rối loạn tiêu hóa và đau, viêm loét dạ dày.

Đậu bắp

Đậu bắp là loại quả thường xuất hiện vào những ngày hè, các chuyên gia cũng đánh giá loại quả này có tác dụng tốt trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dạ dày. Trong đậu bắp chứa nhiều dưỡng chất tốt như Vitamin B, C, E, Carotene, pectin, các hoạt chất tốt,… giúp tổn thương dạ dày nhanh hồi phục hơn.

Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp kết hợp với các chất khác trong dạ dày sẽ tạo thành lớp bảo vệ quanh vết viêm loét, tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho tình trạng đau dạ dày được cải thiện tốt hơn.

Sữa chua

Sữa chua chứa hàm lượng lớn probiotic, có tác dụng tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày giúp bạn ăn ngon miệng hơn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, sản sinh lactase cải thiện chức năng tiêu hóa,...

Táo

Bên cạnh chuối thì táo cũng là loại quả tốt, có hiệu quả cao trong thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trong lớp ngoài vỏ táo, chất pectin có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước, vì thế khi vào dạ dày sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bài tiết.

Táo giúp ích cho những bệnh nhân đau dạ dày đi kèm với táo bón, giúp giảm quá tải cho dạ dày khi làm việc quá sức cùng với tổn thương sẵn có. Một ly sinh tố táo hoặc món mứt táo yêu thích xuất hiện thường xuyên hàng ngày sẽ cải thiện bệnh đau dạ dày đáng kể.

Bánh mì nướng

Bánh mì nói chung là thực phẩm tốt mà bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều hơn, nó có tác dụng cân bằng acid dạ dày, giảm viêm sưng và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bánh mì đi kèm với bơ, mứt, sữa ngọt,… chứa lượng chất béo lớn lại không giúp dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm nên kiêng cho bệnh nhân đau dạ dày

Bên cạnh những thực phẩm tốt thì bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế những thực phẩm có hại như:

Các món ăn cay, nóng

Đây là nhóm thực phẩm quan trọng nên hạn chế cho bệnh nhân đau dạ dày, nó sẽ kích thích và làm tổn thương trầm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày.

Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Thức ăn chứa hàm lượng chất béo, dầu mỡ quá lớn là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón, khó tiêu và dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ những thức ăn này.

Chất kích thích

Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine người bị đau dạ dày nên hạn chế hoàn toàn.

Món muối chua

Các món muối chua như dưa muối, kim chi, cà muối,… được rất nhiều người yêu thích, song nó là nguyên nhân khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao.

Chú ý cách ăn để dạ dày sớm hồi phục

Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để làm giảm áp lực phải hoạt động nhiều cho dạ dày. Luộc, hấp hay om kỹ thức ăn sẽ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn món xào, rán.

Ăn chậm và nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axit trong dạ dày. Khi chia thành nhiều bữa nhỏ, dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

Không nên ăn thức ăn khô, đặc biệt không nên ăn cơm chan canh, để tránh cho nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Ăn thức ăn ấm. Sau ăn bạn không nên lao động hay chạy nhảy ngay để ưu tiên năng lượng cho hoạt động co bóp tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày đang đau, điều này càng cần thiết hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: đau dạ dày