Có nên trồng cây Sung bonsai trước cửa nhà không?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người quan tâm rằng có nên trồng một chậu sung bonsai trước nhà hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sung bonsai

Cây sung bonsai người ta còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong là một loại cây cảnh được người Việt ưa chuộng mang ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự sung túc, trọn vẹn.

Đây là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Đa, cây Sung, cây Sanh và cây Si và bộ Tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế (Thọ).

sung-bonsai3

Ý nghĩa phong thủy của cây sung bonsai

Cây sung bonsai mang nhiều ý nghĩa trong tâm linh và trong cuộc sống của chúng ta. Chữ “sung” trong “sung túc” mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ.

Chính vì vậy, trong những dịp lễ tết người ta thường trồng cây sung bonsai hoặc chậu sung hoặc bày trí quả sung trong mâm ngũ quả. Ngoài ra, người ta còn trồng cây sung bonsai cùng với các cây khác trong bộ Tứ Linh hoặc Tam Đa để gia tăng phong thủy cho gia đình.

Mặc dù có nhiều ý nghĩa trong phong thủy nhưng không phải ai cũng có thể trồng được cây này để làm cảnh. Theo phong thủy nhiều người truyền lại thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Cây sung bonsai sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thành công, gia đình luôn sum vầy và hạnh phúc.

sung-bonsai

Nên trồng cây sung bonsai ở vị trí nào?

Không nên trồng cây sung bonsai ngay tại cổng hay cửa chính bởi vì cây sẽ ngăn cản những luồng khí lưu thông vào nhà gây ảnh hưởng đến tiền tài và sự may mắn của gia đình. Nếu như bạn muốn trồng cây sung bonsai trước nhà thì nên trồng chúng lệch về bên trái hoặc bên phải của cổng hoặc cửa chính. Vị trí này cực kỳ tốt vì có thể thu hút tài lộc, mời gọi may mắn.

Nói chung, không trồng cây thẳng cửa chính là nguyên tắc khi trồng bất cứ loại cây cảnh hay cây ăn trái nào mà bạn nên lưu ý.

sung-bonsai1

Trồng và chăm sóc cây sung đúng cách

Bứng cây sung đúng cách như thế nào?

Để trồng hay bứng cây sung, bạn cần chọn cây sung có lá già và cứng cáp. Lý giải về điều này đó chính là khi lá cây đang còn non, lúc ngày cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng vào lá, nếu bứng đi thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng và dễ bị chết

Bạn nên xây bầu đất để bứng cây trước vài ngày, lúc ngày khi bứng lên, phần đất ở gốc đã được nén chặt và sẽ không làm vỡ bầu đất ở gốc. Khi bứng, mặc dù đã chọn những lá già và cứng cáp những bạn vẫn nên cắt hết lá trên cây để tránh tình trạng bị mất nước qua lá cây. Ngoài bị mất nước, cây sẽ có thể bị mất mủ, điều này đặc biệt có hại cho cây, vì vậy bạn không được cắt các cành to khi bứng

Sau đó, bạn tưới nước ở phần gốc cây sung. Cần cắt phần rễ bị dập sau khi bứng xong bằng dao hay kéo cắt cây chuyên dụng. Lúc này, nên để cây ở chỗ mát mẻ để mủ cây được khô lại rồi mới có thể đem trồng.

Nên tưới ướt ở phần gốc. Hãy dùng dao, kéo sắc để cắt phần rễ sau khi bứng xong để tránh hiện tượng dập rễ. Rễ sau khi cắt thì nên để ở chỗ mát để mủ khô lại thì mới đem cây đi trồng.

Cây sung khi bứng phải trồng trên đất tơi xốp. Đất có thể giữ ẩm và thoái nước tốt. Hãy lưu ý, sau khi bứng cây, bạn không nên bón phân liền mà hãy chờ 3 tháng sau để bộ rễ có thể hồi phục hoàn toàn. Nên tưới nước đều đặn cho cây để đảm bảo được cây không bị khô, mất nước.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link