Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết

07:00, Thứ sáu 23/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh sốt xuất huyết ngày càng phổ biến với những diễn biến khó lường. Để kịp thời ngăn chặn và phòng tránh sốt xuất huyết sau đây là một số dấu hiệu.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Sốt cao

Đầy tiên khi bị sốt xuất huyết bạn sẽ có dấy hiệu: sốt cao, đau mỏi khắp người, đau họng và viêm long đường hô hấp cùng với đó là biểu hiện khác như viêm kết mạc, đau đầu, nôn và đau thượng vị, sốt xuất huyết kèm theo tiêu chảy cấp.

sot-xuat-huyet-dau-hieu-canh-bao

Ở giai đoạn này sẽ không có sự khác biệt nhiều giữa sốt Dengue thường và sốt xuất huyết (Dengue xuất huyết). Nhưng sau khi sốt cao khoảng 3- 4 ngày thì sẽ có một số dấu hiệu cho thấy diễn biến của bệnh nặng hơn như:

Đột nhiên người bệnh thấy mệt lẻ, vã mồ hôi, lạnh kèm theo đau đầu dữ dội và nôn nhiều.

Một số người còn bị đau vùng gan dữ dội, gan to dưới bờ sườn và khi làm xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng cao.

Xuất huyết dưới da

Xuất huyết thường xảy ra khi bệnh nhân bắt đầu hết sốt cần chú ý dự phòng ở thời điểm này.Khi bệnh nhân đang sốt cao, đột ngột hạ xuống thân nhiệt thấp dưới 37 độ C đó là dấu hiệu không tốt cho người bệnh.

Bên cạnh đó chúng ta còn thấy có các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen giống khi bị viêm đại tràng cấp, nôn ra máu, xuất huyết dưới da nên được phát hiện sớm.

20150918165556-dau-hieu-canh-bao-sot-xuat-huyet-2

Dấu hiệu xuất huyết dưới da có thể nhận biết là các chấm xuất huyết như vết muỗi đốt nhưng khi làm căng da xung quanh thì chấm xuất huyết sẽ không biến mất. Ngoài ra còn có những mảng bầm tím, thấy rõ ở hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn.

Dấu hiệu sốc

Trong sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo chúng ta không thể bỏ qua triệu chứng của sốc đó là mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, huyết áp tụt… Triệu chứng này thường hay xảy ra khi sốt giảm hoặc hết.

Khi bị sốt xuất huyết thì bệnh nhân sẽ bị mất dịch do thoát huyết tương.

Bị suy hô hấp do tràn dịch, tràn máu màng phổi, cháy máu phổi hoặc bội nhiễm ở những ngày sau luôn là một trong những dấu hiệu xấu ở bệnh nhân.

Bạn cũng có thể thấy những biểu hiện lâm sàng như xét nghiệm số lượng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu, chức năng gan thận, mức độ cô đặc của máu cũng cần được bác sĩ theo dõi sát sao để kịp thời điều trị.

Cách xử trí khi bị sốt xuất huyết

Khi bệnh nhân bị sốt có dấu hiệu nặng, ngay lập tức đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị sẽ được tiến hành. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, truyền máu (hồng cầu hoặc tiểu cầu) để kiểm soát huyết áp, chống sốc cũng như các biện pháp hồi sức hô hấp, tuần hoàn khác.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đảm bảo nuôi dưỡng, cân bằng nước điện giải, chống nhiễm khuẩn thứ phát cho bệnh nhân. Tuyệt đối tránh dùng một số thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng chảy máu như Aspirin, một số thuốc kháng sinhtác dụng phụ làm giảm tiểu cầu…

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link