Rau muống bị phun thuốc trừ sâu, nếu ăn phải có thể gây đau bụng, buồn nôn, thậm chí ngộ độc cấp tính với triệu chứng run tay chân, khó thở – đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em và người cao tuổi. Về lâu dài, các hóa chất này tích tụ trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư, suy gan, suy thận.
Bộ Y tế từng cảnh báo: dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, nếu phát hiện rau muống có dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe gia đình.
1. Lá quá xanh bóng, trông bất thường
Rau muống tự nhiên thường có màu xanh nhạt, không quá bóng. Nếu thấy rau có lá xanh đậm, bóng loáng, hãy cẩn thận. Theo Healthline, đây có thể là dấu hiệu rau bị phun thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng như nitrat – những chất có thể gây hại gan, thận nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể.

2. Thân mọng nước, phình to bất thường
Thân rau to, mọng nước trông có vẻ “ngon”, nhưng thực ra đó có thể là hậu quả của việc lạm dụng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích. Rau sạch thường có thân nhỏ, chắc. Nếu cắt ra mà nước chảy nhiều, rất có thể rau đã nhiễm hóa chất – ăn vào dễ gây rối loạn tiêu hóa.
3. Quá sạch, không có sâu bọ
Rau muống trồng tự nhiên thường có một vài lỗ sâu hoặc dấu vết côn trùng. Nếu bó rau bạn mua sạch bóng không một vết cắn, khả năng cao là do đã bị phun thuốc trừ sâu nặng – các chất như organophosphate có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng thần kinh nếu tích tụ lâu dài.
4. Mùi hắc hoặc không có mùi
Rau tươi thường có mùi thơm nhẹ, tự nhiên. Nếu rau có mùi hắc như thuốc, hoặc hoàn toàn không có mùi, thì rất có thể là do tồn dư thuốc trừ sâu. Một số hóa chất như chlorpyrifos còn có thể làm biến mất mùi tự nhiên của rau.
Những lưu ý khi chế biến rau muống để đảm bảo an toàn sức khỏe
Hạn chế ăn rau muống trái mùa
Rau muống chính vụ thường vào mùa hè. Trái mùa, rau dễ bị lạm dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng. Nếu có nhu cầu ăn trái mùa, nên chọn rau sạch, hữu cơ – dù giá có thể cao gấp 3–5 lần.

Không ăn rau muống cùng với sữa
Rau muống chứa thành phần làm giảm khả năng hấp thụ canxi trong sữa. Vì vậy, không nên dùng chung hai loại thực phẩm này để tránh lãng phí dưỡng chất.
Luộc rau thật chín kỹ
Rau muống có thể chứa bùn đất, ký sinh trùng hoặc tồn dư thuốc trừ sâu. Khi luộc, hãy đợi nước thật sôi mới cho rau vào và luộc kỹ để đảm bảo an toàn.
Rửa rau với nước muối pha loãng
Ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 15–20 phút giúp loại bỏ một phần vi khuẩn và hóa chất bám trên bề mặt rau.
Rửa rau bằng nước vo gạo
Nước vo gạo có tính axit nhẹ và độ nhớt giúp hấp thụ một số thuốc trừ sâu còn sót lại. Đây là cách rửa rau quả an toàn, đặc biệt hiệu quả với các loại trái cây nhỏ như dâu tây, nho.