Dạy kèm con học ở nhà, một ông bố "tăng xông" đến nhồi máu cơ tim

( PHUNUTODAY ) - Dạy con học ở nhà là một “bộ môn nghệ thuật” mà không phải bậc phụ huynh nào cũng làm được.

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, nhiều thành phố thực hiện lệnh cấm giáo viên dạy thêm. Nhiều phụ huynh vì vậy phải dành thời gian để kèm con học bài tại nhà. Sau một thời gian dài kèm con học, anh Giang ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc đã bắt đầu có các triệu chứng đau tức ngực.

Sau khi đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ kết luận anh bị nhồi máu cơ tim cấp, phải phẫu thuật can thiệp nạo vét mạch máu.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính khiến bệnh tình của anh khởi phát là do những biến động quá lớn trong tâm trạng.

Anh Giang chia sẻ, vì vợ anh bận rộn với công việc nên anh thường đảm nhận công việc dạy kèm con trai học bài. Chương trình học của các cháu hiện nay nặng hơn ngày trước rất nhiều nên con trai anh thường tỏ ra chậm hiểu, học trước quên sau. Mặc dù anh Giang giảng đi giảng lại rất nhiều lần nhưng con trai anh vẫn tỏ ra chậm hiểu. Cứ mỗi lần như vậy anh lại mất bình tĩnh nên đã tăng xông, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Câu chuyện của anh Giang nhận được nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng giáo dục ngày nay không đơn thuần chỉ là đọc và viết. Đó là công việc hết sức khó khăn và gian khổi với nhiều phụ huynh. Khi chương trình học ngày một nặng, con chậm hiểu mà phụ huynh lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào con nên dễ sinh ức chế, tăng xông, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì trẻ chậm hiểu, không theo kịp chương trình học chỉ vì lý do duy nhất là trẻ luyện tập quá ít. Khi đó phụ huynh cần bình tĩnh động viên trẻ thay vì tạo thêm áp lực cho trẻ.

Một số lưu ý cho bố mẹ khi dạy con lớp 1 tập đọc:

Không nặng lời quát mắng

Việc trẻ quên, sai, chểnh mảng là điều khó tránh. Bố mẹ không nên quát mắng hay đòn roi vì sẽ khiến trẻ chán ghét việc học, tự ti vào bản thân. Thay vào đó, bố mẹ nên bình tĩnh.

Không áp đặt áp lực cho trẻ

Giáo dục trẻ nhỏ luôn cần có sự khéo léo và tinh tế. Trẻ bước vào lớp 1 là chuyển giao từ hoạt động vui chơi chủ đạo sang hoạt động học tập. Bố mẹ không nên quá kỳ vọng, tạo quá nhiều áp lực vì nó sẽ giết chết tinh thần học tập của trẻ.

Tạo hứng thú học tập cho trẻ

Vì đây là giai đoạn thích nghi nên cha mẹ hãy tạo hứng thú cho trẻ trong việc học tập. Cố gắng tạo cho trẻ một không khí học tập thoải mái nhất có thể.

Trở thành bạn của con

Đây là cách tốt nhất để bố mẹ thấu hiểu con tốt hơn. Hãy bình tĩnh khi con quên mặt chữ, hỏi con về các khó khăn con cảm thấy khi học, luôn quan tâm, tôn trọng ý kiến của con.

Từ đó bố mẹ và con cái trở thành bạn đồng hành của nhau. Trẻ hứng thú hơn với việc học và bố mẹ cũng bớt áp lực cho chính mình.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link