Không nên ăn quá nhiều cá ngừ
Hướng dẫn hiện hành của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Cục Bảo vệ môi trường cảnh báo,phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên tiêu thụ tối đa175g cá ngừ mỗi tuần.Các ủy ban tư vấn đã khuyến cáo rằng các cơ quan này cần "đánh giá lại" lập trường của họ về cá ngừ cho phụ nữ mang thai.
Trong báo cáo, hội đồng lập luận rằng, cá ngừ albacore là một "trường hợp đặc biệt". Họ lưu ý rằng, ngay cả khi phụ nữ ăn gấp đôi lượng cá ngừ được khuyến cáo hàng tuần thì những lợi ích vẫn lớn hơn nhiều so với rủi ro. "Tất cả bằng chứng đều có lợi đối với “lợi ích ròng” của sự phát triển của trẻ và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim mạch”.
Các ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai có thể ăn nhiều cá ngừ albacore trắng hơn- loại cá ngừ thường được sử dụng trong các chế phẩm đóng hộp- đã làm đảo lộn các nhóm vận động kêu gọi gia tăng cảnh báo về dư lượng thủy ngân trong cá ngừ đóng hộp.
Bà bầu nên ăn cá thế nào cho tốt?
Một số loại cá, nhất là cá biển lại chứa những chất độc hại như thủy ngân. Khi hấp thụ hàm lượng lớn thủy ngân vào cơ thể, kim loại này rất nguy hiểm cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao phân biệt được loại nào an toàn và ăn làm sao cho tốt. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn giới hạn hàm lượng thủy ngân mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn và bé yêu.
Nhóm đầu bảng những loại cá chứa thủy ngân nhiều nhất là các loại cá biển như: cá mập, cá mập kiếm, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá lát. Thay vì ăn cá biển, bà bầu có thể chọn các loại cá nước ngọt, cá da trơn hoặc các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, ốc…
Chỉ nên ăn trong khoảng 350g cá và các loại thủy hải sản khác mỗi tuần. Bạn cũng nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì hàm lượng thủy ngân cao. Khi ăn cần nấu chín cá. Mẹ bầu không nên ăn các món gỏi hay những món nấu chưa chín kỹ do rất dễ bị vi khuẩn và virus xâm hại.