Để bé có đôi chân thẳng tưng, bố mẹ hãy đút túi ngay những bí kíp hay

( PHUNUTODAY ) - Bí quyết để con bạn có một đôi chân thẳng, không sẹo, nhất là các bé gái để sau này tự tin diện váy đầm và tung tăng chơi nhảy hết mình.

Bạn hãy tham khảo những bí quyết sau để chăm sóc đôi chân bé thẳng, trắng trẻo không tỳ vết

1. Nhớ tắm nắng cho bé

o21

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tắm nắng rất tốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách tắm nắng cho trẻ đúng chuẩn nhất.

Nhờ tắm nắng, con sẽ tránh được nguy cơ còi xương, tăng cường giúp con có đôi chân thẳng đẹp sau này.

2. Thường xuyên nắn bóp chân tay nhiều hơn

Để con có đôi chân thẳng đẹp, ngay từ lúc bé, mẹ nên xoa bóp, nắn tay nắn chân nhẹ nhàng sẽ giúp máu huyết của con lưu thông tốt hơn, rất tốt cho sức khỏe và chiều cao. Mẹ nên làm như thế hàng ngày, đều đặn, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Khi nắn, mẹ hãy nắn hướng vào trong, từ đùi xuống mắt cá chân. Phương thức này sẽ giúp bé tránh được tật vòng kiềng khá hiệu quả đấy.

3. Nên hạn chế cho bé ngồi xổm, bế cắp nách

Xương cuả bé khi còn nhỏ đang còn mềm nên rất dễ chịu ảnh hưởng. Nên khi bố mẹ hay người thân bế bé thì tránh để con ngồi xổm, ngồi hai bên như cưỡi ngựa/ xe đồ chơi, ngồi quẹo chân về phía sau quá lâu hay bế cắp nách nhiều để chân không bị cong khi lớn lên.

4. Không nên ép bé tập đi sớm

o22

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Không cho bé tập đi trước tuổi, nên để việc đó diễn ra tự nhiên. Độ tuổi tập đi của trẻ dao động khác nhau, từ 11- 24 tháng. Nếu thấy bé chưa có dấu hiệu tập đi thì không nên ép.

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ thích cho con tập đứng từ quá sớm cũng dễ gây cong chân vì lúc này phần trên cơ thể của bé nặng hơn nhiều, sẽ gây áp lực lên xương chân của bé. 

5. Nên bổ sung đầy đủ vitamin D cho bé ngay từ nhỏ

Thiếu vitamin D có thể dẫn tới bệnh phổi và còi xương. Những người bị thiếu vitamin D, bao gồm cả trẻ sơ sinh đứng trước nguy cơ bị các căn bệnh như bệnh tim, cúm, ung thư, loãng xương, đa xơ cứng…

Cung cấp đủ vitamin D sẽ giúp xương bé phát triển cứng cáp hơn. Cách tốt nhất là mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, nếu không thể bú mẹ thì nên cho con uống thêm sữa ngoài. Theo các chuyên gia, bé sơ sinh bú sữa mẹ vẫn cần được bổ sung vitamin D. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng cần được bổ sung 400 IU mỗi ngày. Việc bổ sung vitamin D được đánh giá là an toàn trong suốt thời thơ ấu và cả lúc trưởng thành. Tuy nhiên, tùy vào mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và những thực phẩm mà bạn ăn, việc uống bổ sung có thể không cần thiết.

Tới tuổi ăn dặm, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng… cho bé.

Theo:  khoevadep.com.vn