Trẻ sẽ bị mù lòa nếu thiếu vitamin A

( PHUNUTODAY ) - Trẻ thiếu vitamin A sẽ dẫn đến hiện tượng quáng gà, dẫn tới khô mắt, nhuyễn biểu mô kết giác mạc gây mù.

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với mắt. Vì vậy, các bậc cha mẹ và mọi người cần biết cách phòng, phát hiện sớm bệnh và xử trí đúng để tránh mù lòa cho trẻ em.

Đừng để trẻ bị thiếu vitamin A

e0

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo cần thiết cho quá trình nhìn, phát triển xương, giúp điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng & virus gây bệnh. Chức năng đặc trưng nhất của vitamin A là tác dụng trên võng mạc mắt. Bình thường, mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng – tối” một cách nhanh chóng, khi thiếu vitamin A thì mắt dễ bị lóa & mất thời gian lâu mới điều chỉnh lại như bình thường.

Vitamin A có ở đâu

Vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa toàn phần & một số thức ăn bổ sung. Sữa mẹ dồi dào vitamin A. Vitamin A có ở thực phẩm nguồn gốc thực vật như nhiều trong rau quả xanh, vàng đậm (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cà rốt,bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…).

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh ở trẻ nhỏ

e2

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Một trong những biểu hiện sớm nhất của thiếu vitamin A ở trẻ là bệnh quáng gà. Cụ thể vào lúc chập choạng tối, trẻ còn bé có thể hay theo nhầm người khác tưởng là mẹ, trẻ nhỏ đi lại khó khăn, thi thoảng hay va vấp phải các đồ vật trong nhà, hoặc phải lần theo tường để đi. Đối với trẻ lớn hơn thì không dám chạy theo bạn đùa nghịch, thường ngồi yên ở góc nhà hoặc bậc cửa.

Ngoài ra, ở lòng trắng mắt của trẻ xuất hiện những đám bọt xốp màu trắng như bọt xà phòng. Khi đó trẻ hay chớp mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra chỗ sáng. Nặng hơn, thì trẻ bị khô mắt, lòng đen mắt trở nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Nếu không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, chỉ trong vài ngày, lòng đen mắt bị nhuyễn nát, loét ra, tạo thành ổ loét có màu vàng bẩn, rồi mắt bị thủng và nhiễm khuẩn.

Phòng ngừa vitamin A cho trẻ bằng cách nào?

e1

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A thì mẹ nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. 

Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi dù ở bất cứ nơi đâu trên toàn quốc đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng (vào ngày 1-2 tháng 6 & tháng 12) tại các điểm uống vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài… cũng cần đượcuống vitamin A liều cao.

Chế độ ăn của trẻ tuổi ăn dặm trở lên (tròn 6 tháng tuổi trở lên) nên có đủ thực phẩm giàuvitamin A kể trên. Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơnvitamin A từ nguồn thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cũng cần đi kèmvới chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.

Đối với trẻ trên 2 tuổi nên tẩy giun định kỳ bởi giun sán cũng làm hao tốn nguồn vitamin A trong cơ thể bé.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn