Nước luộc trứng
Chắc hẳn nhiều người đã biết vỏ trứng có thể dùng làm phân bón cho cây mau lớn. Nhưng ít ai biết rằng nước luộc trứng cũng có tác dụng tương tự. Vỏ trứng có 95% là canxi cacbonat và hàm lượng magie, kali, sắt, phốt pho,… Khi luộc trứng, những thành này sẽ truyền từ vỏ trứng sang nước luộc.
Vậy nên nước luộc trứng chứa không ít chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sự phát triển của cây trồng. Nó giúp kích thích rễ phát triển, tăng tốc cho sự sinh trưởng lá hoa.
Sau khi luộc chín trứng và vớt ra, bạn để cho nước luộc nguội hẳn rồi đổ vào bình đem đi tưới cây thay cho nước trắng. Mỗi ngày có thể tưới 1-2 lần, sau vài tuần sẽ thấy hiệu quả.
Nước vo gạo
Loại nước này chứa nhiều tinh bột, protein,… rất tốt cho sự phát triển của hoa lá. Bạn chỉ cần tưới nước vo gạo vào gốc cây mỗi ngày sẽ giúp cây hấp thụ những dưỡng chất đặc biệt mà mau lớn, khỏe mạnh, không lo sâu bọ, hạn chế bệnh héo rũ, thối gốc. Đặc biệt là với hoa phong lan khi được tưới nước vo gạo sẽ thúc đẩy cây mau ra rễ, chồi, hoa…
Nước rửa cá thịt
Nước rửa cá thịt thường chứa nhiều bụi bẩn và có mùi tanh nhưng nó lại rất tốt cho cây trồng. Chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thực vật. Vì vậy mà khi rửa thịt cá (không có chứa muối hay chất gì khác) bạn có thể dùng nước này để tưới cây.
Nước tiểu
Từ xưa, nước tiểu đã nổi tiếng là có tác dụng hoàn hảo giúp cây hoa phát triển khỏe mạnh. Trong nước tiểu có chứa vitamin, khoáng chất, vi lượng… giúp cho cây sống khỏe, nhanh đơm hoa kết trái. Nhưng để sử dụng nước tiểu đúng cách, bạn nhớ pha loãng chúng với nước sạch theo tỉ lệ 1:5 để cây không bị xót mà chết.
Khi dùng nước tiểu tưới cây bạn cũng lưu ý tưới vào phần đất xung quanh cây chứ không tưới trực tiếp vào gốc cây.
Nước chè
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, nước chè dùng tưới cây giúp ngăn ngừa các bệnh về nấm, giúp cây sống dai hơn. Cách làm cũng khá đơn giản, nước chè uống thừa sau mỗi đêm bạn đem pha với nước sạch theo tỉ lệ 1:10 rồi tưới xung quanh gốc cây. Bạn lưu ý nước chè cần phải tưới ngay chứ không để qua đêm kẻo phát sinh độc tính, biến đổi chất gây hại cho cây.