Theo chia sẻ của vị Giáo sư Peter Juni - Người đứng đầu ban cố vấn khoa học bang Ontario, Canada cho biết: Hiệu quả lọc virus của khẩu trang vải một lớp chỉ ở mức tối thiểu. Hiện tại có nhiều ý kiến cho rằng nên đeo thêm khẩu trang y tế hoặc khẩu trang bảo vệ hô hấp N95 ra bên ngoài khẩu trang vải 1 lớp để đảo bảo an toàn.
Trước đó, vào tháng 11 vừa qua, Cơ quan Y tế công Canada đã cập nhật hướng dẫn về việc sử dụng khẩu trang, trong đó nêu rõ: “Nhìn chung, khẩu trang thông thường có thể giúp dịch Covid-19 lây lan, nhưng khẩu trang y tế và khẩu trang chuyên dụng bảo vệ đường hô hấp N95 sẽ có hiệu quả bảo vệ tốt hơn”. Cơ quan này cũng khuyến nghị nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc chuyển biến nặng nên dùng khẩu trang y tế.
Trước những ý kiến cho rằng dùng khẩu trang KN95 sẽ tốt hơn khẩu trang y tế, các chuyên gia đều nhấn mạnh dù dùng loại khẩu trang nào, điều quan trọng nhất vẫn là phải đeo khít vào mặt. Giáo sư Gerald Evans, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Đại học Queen cho rằng khẩu trang y tế là đủ hiệu quả bảo vệ, trong khi khẩu trang KN95 có giá cao nên sẽ rất tốn kém nếu sử dụng thường xuyên. Khuyến nghị của PHAC cũng cho biết chỉ có một số ngành nghề cụ thể mới cần phải sử dụng thường xuyên khẩu trang KN95.
Đồng thời, chia sẻ về việc đeo khẩu trang và sự liên quan đến khả năng lây lan nhanh của biến thể Omicron, Giáo sư Evans cho rằng để phòng ngừa virus, tất cả người dân chung ta nên lựa chọn khẩu trang y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ khẩu trang y tế bạn hãy dùng khẩu trang vải loại tốt, thường xuyên giặt sạch và có thể đeo nhiều lớp một lúc nếu thấy cần thiết.
Nguy cơ và lo ngại biến chủng Omicron
Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vaccine. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác.
Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vaccine.Ngay từ đầu, WHO đánh giá Omicron là biến chủng "đáng lo ngại". Ở Nam Phi, từ ngày 29 đến 3/12, số ca COVID-19 đã tăng gần 7 lần, lên tới hơn 16.000 ca/ngày.
Trong đó, đến 80% ca nhập viện là những người trẻ tuổi, nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn 3 lần so với Delta và Beta, may mắn là dù số ca nhiễm tăng mạnh, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể Omicron. Một số nghiên cứu cho rằng, Omicron lây lan gấp 5-6 lần Delta.