Đinh lăng có tác dụng gì?
Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị. Cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất và có khả năng tái sinh vô tính khỏe.
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong Đinh lăng có các loại alkaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các axit amin (bao gồm lycin, cystein và methionin) và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong lá còn có saponin triterpen, một genin đã xác định được là axit oleanolic.
Người ta thường đào rễ đinh lăng, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô để sử dụng. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Ngoài ra, thân và lá cũng có thể dùng trong các bài thuốc dân gian.
Các nghiên cứu y học cho thấy đinh lăng có khả năng hoạt huyết dưỡng não, lưu thông khí huyết. Dưới tác dụng của các hoạt chất có trong cây đinh lăng, não bộ được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh được tăng cường. Vì thế, dùng lá đinh lăng đúng cách thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng kém tập trung, suy giảm trí nhớ, thần kinh căng thẳng… Đặc biệt nó sẽ làm giảm được các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu…
Có nhiều cách chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một trong những cách sau đây:
– Sắc hoặc hãm nước rễ đinh lăng
Chuẩn bị: Rễ đinh lăng
Cách thực hiện: Đem rễ đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ, tẩm sấy cho khô rồi cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 10 – 15gr rễ đinh lăng cho vào nồi, đun sôi lên với nước. Dùng nước thuốc thu được để uống. Nước rễ đinh lăng có vị ngọt, uống nước đinh lăng không những làm giảm các triệu chứng bệnh mà còn giúp làm mát cơ thể.
– Trà đinh lăng
Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi, nước sôi nóng
Cách thực hiện: Rửa sạch lá đinh lăng, cho vào bình rồi chế ít nước sôi nóng vào. Lắc nhẹ để hãm đinh lăng rồi đổ nước đó đi. Sau đó, thêm nước sôi vào cho ngập hết lá đinh lăng, đậy kín nắp. Khoảng 10 phút sau, khi thấy các hoạt chất trong lá thuốc được tiết ra hết thì rót ra chén để uống. Tùy vào sở thích uống trà đặc hay loãng mà người bệnh điều chỉnh thời gian hãm trà cho phù hợp.
– Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng nấu sườn nonChuẩn bị: Lá đinh lăng, sườn non, hành khô, hành lá, hạt tiêu, muối, nước mắm, đường…
Cách thực hiện: Sườn non đem rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, đem ướp cùng với các loại gia vị cần thiết khoảng 15 phút. Lá đinh lăng rửa sạch. Cho sườn vào nồi và hầm với ngọn lửa nhỏ. Khi thấy đã sôi, hớt bớt bọt để nước trong hơn rồi tiếp tục hầm. Đến khi thấy sườn chín mềm thì thêm lá đinh lăng vào. Đun khoảng 5-10 phút nữa cho mùi thơm của lá đinh lăng tỏa ra thì tắt bếp. Cho ra tô để ăn.
Dùng cây đinh lăng chữa rối loạn tiền đình là bài thuốc được áp dụng từ lâu, an toàn, ít gây tác dụng phụ. Cũng chính vì vậy mà có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Cần áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng thường xuyên và trong thời gian dài. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất có trong thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng một cách từ từ.
Ngoài ra, để chữa rối loạn tiền đình bạn có thể sử dụng:
Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Ngải cứu được biết đến là loại gia vị chế biến các món ăn, đây còn là một loại thảo dược dùng để chữa nhiều loại bệnh thông dụng trong đó có rối loạn tiền đình.
Theo một số nghiên cứu khoa học, ngải cứu có thành phần polifenon có lợi cho sức khỏe, như flavonoid, các loại axit amin có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh kháng viêm, cầm máu, điều hòa khí huyết và giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt.
Tuy nhiên chúng ta phải biết sử dụng đúng cách thì ngải cứu mới phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn tiền đình.
Chữa khỏi ngay rối loạn tiền đình nhờ bài thuốc óc heo chưng ngải cứu chỉ cần chuẩn bị óc heo và 1 bó ngải cứu làm sạch.
Tiếp theo, hãy hấp với các loại gia vị gồm rau ngổ hương, hạt tiêu, gừng ... trong 15 phút là có thể ăn được.
Lá bưởi, hành lá
Lá bưởi, lá quýt là một trong những loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả. Làm theo hướng dẫn dưới đây, cơ thể điều hòa khí huyết, tăng cường giải độc và giảm căng thẳng mệt mỏi rất hiệu quả.
Với cách này, bạn chỉ cần đổ vào nồi đồ ngập nước vào nấu sôi, dùng nồi nước đó xông cho tới khi cơ thể đổ mồ hôi thì dừng lại.
Nếu cơn đau đầu kéo đến bất ngờ và dai dẳng thì bạn có thể lấy 2 lá bưởi và 2 củ hành giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương sau đó dùng băng dán cố định lại cũng cải thiện được tình trạng đau đầu.
Lưu ý:
- Bệnh nhân cần ăn uống và sinh hoạt điều độ. Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm có hại cho sức khỏe…
- Bổ sung thêm cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamnin B6, C…
- Nên tập luyện các bài tập yoga điều trị rối loạn tiền đình để làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Sử dụng các bài thuốc, phương pháp chữa rối loạn tiền đình từ cây cỏ chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị, bạn không thể dùng phương pháp này thay cho phương pháp điều trị bệnh. Tốt nhất, nếu sử dụng một thời gian mà không thấy đem lại hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có kết quả điều trị tốt nhất.