Chuyên gia của ĐH Harvard, Mỹ đã nghiên cứu bằng việc theo dõi 720 người đàn ông trong 75 năm theo phương thức liên tục tổ chức các cuộc phỏng vấn chuyên sâu về công việc, gia đình, cuộc sống, tình trạng sức khỏe, v.v. của hơn 720 người này, bắt đầu từ năm 1937. Chuyên gia chia những người tham gia thành 2 nhóm như sau: 1 nhóm gồm những sinh viên năm thứ hai của Đại học Harvard, 1 nhóm là các thiếu niên đang sống ở khu vực nghèo nhất ở Boston.
Sau 75 năm thì họ trưởng thành, tốt nghiệp, lập gia đình, phát triển sử nghiệp, đi khắp nơi trên thế giới. Trong số họ có người thành công nhân, bác sĩ, luật sư, một số tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Có người trở thành nhân vật thượng lưu, cũng có người rơi xuống đáy cuộc đời. Một số đã qua đời, một số sống khỏe mạnh, một số có bệnh tật Có người đã qua đời, cũng có người vẫn sống khỏe mạnh.
Kết quả nghiên cứu nhận thấy: Con người có hạnh phúc hay không chẳng liên quan gì đến sự giàu có, địa vị hay danh tiếng, mà phụ thuộc vào việc họ có 3 đặc điểm dưới đây hay không.
Thứ nhất, kỹ năng xã hội tốt và kết nối chặt chẽ với xã hội
Kỹ năng xã hội tốt giúp con người có tương lai ổn định. Đó là vì con người luôn có tính xã hội, một khi bước vào xã hội thì hoạt động xã hội là tất yếu. Kỹ năng xã hội giúp con người thiết lập mối liên hệ chặt chẽ hơn với các cá nhân xung quanh. Điều đó sẽ trở thành tiền đề để có được nhiều kết nối hơn, tìm ra cách giải quyết nhiều vấn đề hơn, đạt nhiều ảnh hưởng tích cực trong quá trình trưởng thành và phát triển sau này. Những người có kỹ năng xã hội thường sẽ khỏe mạnh và năng động hơn khi về già trong khi đó những đứa trẻ kém kết nối xã hội thì sau tuổi trung niên tỏ ra tương đối cô đơn, chức năng thể chất suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là chức năng não bộ.
Thứu 2: Có người đủ thân thiết để tâm sự
Những người sống khỏe mạnh khi về già thường là những người có người thân thiết tâm sự. Nghiên cứu của chuyên gia cho thấy hạnh phúc của tuổi già không liên quan gì đến tiền bạc, địa vị hay tình trạng thể chất, mà có mối tương quan chặt chẽ với sự hài lòng về mối quan hệ thân thiết, bao gồm với người thân, bạn bè xung quanh. Nếu ở tuổi 50, họ hài lòng với mối quan hệ thì thường là ở tuổi 80 họ vẫn hạnh phúc và khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là một mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi có thể nâng đỡ và chống lại những thăng trầm mà mọi người gặp phải trong quá trình lão hóa.
Thứ 3, được yêu thương và quan tâm
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận định nếu một người vẫn nhận thức được về sự yêu thương và quan tâm của người xung quanh dành cho mình, họ sẽ sống lạc quan và khỏe mạnh hơn. Khi người ta cảm nhận được xung quanh có yêu thương, được quan tâm thì đến 80 vẫn khỏe mạnh giữ được trí nhớ, còn những người cảm thấy không có ai nương tựa thường bị suy giảm trí nhớ nhiều hơn. Để lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta thiết lập mối quan hệ thân mật với người yêu thương mình thì sẽ nhận được tình yêu, thấu hiểu và bao dung tạo nên bầu không khí hòa hợp nên tạo ra những lợi ích tích cực cho tinh thần lẫn thể chất.
Do đó theo chuyên gia thì tìm được người bạn đời phù hợp, tương thích với nhau,yêu thương chia sẻ cũng rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, thậm chí nó còn là sự lựa chọn quan trọng nhất.
Theo đó các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ hãy giúp con trẻ thiết lập các mối quan hệ lành mạnh càng nhiều càng tốt, càng sớm càng hay. Trẻ cảm nhận được niềm vui tình yêu trong cuộc sống sẽ có thêm tự tin, dũng khí. Khi trẻ có một môi trường tốt, có tình yêu thương, cảm nhận được yêu thương sẽ phát triển tốt hơn.