Cá vược
Tiêu thụ cá vược giúp cân bằng lượng axit béo omega-6 và omega-3 trong cơ thể. Ngoài ra, thói quen này có thể giúp ta duy trì sự cân bằng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, béo phì cũng như bệnh tim mạch vành. Đồng thời, cũng làm giảm căng thẳng cho tim và động mạch.
Tiêu thụ loại cá này cũng giúp cơ thể chúng ta hấp thụ một nguồn tuyệt vời của selen, magiê, canxi, kẽm và các khoáng chất khác ngăn ngừa loãng xương. Đặc biệt, khi cơ thể bắt đầu vào quá trình lão hóa, những khoáng chất trên sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ thoái hóa xương khớp.
Cá ba sa
Đây là loại cá chứa nhiều axit amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời. Thịt của cá ba sa rất mềm không gây ngán sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Lưu ý: mẹ không nên bỏ phần mỡ của cá ba sa khi chế biến thức ăn dặm cho bé vì đây là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và omega-3 nhất.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo không bão hòa, có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và trẻ em. Nó cũng rất giàu vitamin A, B, D, E, và canxi, sắt, kẽm, magiê, phốt pho và các khoáng chất khác. Cá hồi thịt mềm, mịn, hương thơm và màu sắc tươi sáng, rất tuyệt vời cho trẻ ăn dặm.
Lưu ý cách chọn cá cho trẻ ăn dặm
Khi mua cá cho bé mẹ nên chú ý:
- Thịt cá phải có độ đàn hồi và mang cá nhạt màu đỏ hoặc màu đỏ tươi, không có mùi hôi thối.
- Nếu sợ con ăn phải xương, mẹ có thể mua các loại cá quả, cá trích, cá lóc, cá chép, cá điêu hồng… Những con cá này hầu như có rất ít xương dăm.
Cá tốt cho trẻ em, nhưng vẫn cần phải chú ý đến cách chế biến:
Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ cách chế biến cá cho trẻ ăn dặm tốt nhất vẫn là hấp, luộc, hầm,.. không nên dùng cách rán, nướng và các phương pháp khác.
Nếu lo lắng về việc không lọc bỏ được hết xương mẹ có thể sử dụng mẹo sau: Để miếng cá vào trong miếng gạc sạch rồi bóp thịt đổ vào bát. Nếu có xương cá, xương sẽ bị vướng lại trên các lớp vải gạc.