Điểm mấu chốt khi cứu sống bệnh nhân Covid-19, không sợ biến chứng nặng

( PHUNUTODAY ) - Cách đây vài giờ, tại Việt Nam đã xác định thêm 1 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines dương tính với Covid-19. Vậy đâu là điểm mấu chốt để ngăn ngừa dịch bệnh?

Theo các bác sĩ, bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp dễ tử vong hơn khi nhiễm virus corona, một bác sĩ chăm sóc đặc biệt hàng đầu của Trung Quốc, đang điều trị cho các bệnh nhân nguy kịch từ giữa tháng 1 cho biết, Japan Times đưa tin.

Nguy cơ cao do bệnh nền

Trong số 170 bệnh nhân tử vong ở Vũ Hán hồi đầu tháng 1, làn sóng tử vong đầu tiên do virus corona chủng mới đang bùng phát thành đại dịch trên toàn cầu, gần một nửa trong số đó bị cao huyết áp.

“Đây là một tỷ lệ rất cao”, bác sĩ Du Bin, giám đốc bộ phận chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y khoa liên minh Bắc Kinh, trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Vũ Hán. Ông là một trong những bác sĩ hàng đầu được gửi đến tâm dịch hai tháng trước để giúp điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng nặng và nguy kịch.

Empty

“Từ những gì tôi đã nói với các bác sĩ khác và dữ liệu tôi quan sát được, trong số các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nền, cao huyết áp là một yếu tố nguy hiểm. Dù chưa có nghiên cứu nào được công bố về vấn đề này, chúng tôi tin rằng, cao huyết áp là một yếu tố góp phần làm cho tình trạng bệnh nhân xấu đi, dẫn đến tiên lượng xấu”, bác sĩ Du nói.

Bác sĩ Du cho rằng hiểu được tiến trình căn bệnh và xác định các cá nhân có nguy cơ cao là rất quan trọng để tối ưu hóa chăm sóc và điều trị cho loại bệnh truyền nhiễm đã lây nhiễm cho hơn 120.000 người và giết chết hơn 4.000 người trên toàn thế giới.

Câu trả lời có thể nằm trong nhóm bệnh nhân lớn tuổi ở Trung Quốc, nơi có hơn 15.000 người phải nhập viện, trong đó 6% bệnh nhân gặp các biến chứng nặng và nguy kịch. Tình trạng của họ xấu đi rất nhanh với các bệnh nhân có tiền sử bệnh nền.

“Tôi sẽ để mắt đến người già và những người bị cao huyết áp, họ là trọng tâm”, bác sĩ Du nói. Bên cạnh yếu tố bệnh nền cao huyết áp, bác sĩ Du cũng đề cập đến một số yếu tố cần thiết để giúp đẩy lùi bệnh tật.

Thở máy kịp thời

Bác sĩ Du cho rằng các bác sĩ không nên chần chừ trong việc cho bệnh nhân thở oxy đối với những người có triệu chứng suy hô hấp, vì suy nội tạng sẽ nhanh chóng xuất hiện sau đó.

Điều đó có nghĩa là các bác sĩ nên can thiệp mạnh mẽ bằng biện pháp thở máy xâm lấn, đưa ống thở vào khí quản bệnh nhân, hoặc mở khí quản để tạo đường thở, khi nồng độ oxy trong máu thấp không thể cải thiện bằng các biện pháp không xâm lấn.

Phần lớn những người phục hồi là những người được áp dụng thở máy xâm lấn sớm, bác sĩ Du cho biết. “Bệnh nhân suy hô hấp cần được thở máy xâm lấn càng sớm càng tốt, không có lý do gì để chậm thực hiện nó”, bác sĩ Du nói.

Empty

Những bác sĩ chuyên khoa hô hấp đang trở nên hết sức quan trọng trong việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng, vì hơn ai hết họ hiểu biết và có thể điều chỉnh máy thở phù hợp với từng bệnh nhân.

Ngoài ra bác sĩ Du cho rằng tái nhiễm cũng là một nguy cơ khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nặng hơn trước. Phụ nữ mang thai và trẻ em dường như không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do virus corona, điều này trái ngược với các loại virus cúm khác.

Súc họng diệt vi rút

Một số nguyên tắc cơ bản khi súc họng bằng dung dịch diệt khuẩn để phòng bệnh:

- Phải súc họng chứ không súc miệng: Có nghĩa là cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

- Súc họng mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.

- Không cần lượng dung dịch quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ vì lượng dung dịch càng nhiều, bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

- Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

- Trong vùng có dịch thì súc họng định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link