Giữ phòng điều trị thoáng khí
Phòng thông thoáng, nồng độ vi khuẩn, virus ở các phòng điều trị tại bệnh viện giảm bớt. Phòng không thông khí hoặc sử dụng điều hòa tạo điều kiện cho virus tồn tại lâu, phát triển, gây lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện còn được trang bị hệ thống phòng áp lực âm. Tuy nhiên Cục trưởng Khuê chiều 24/3 cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng phòng này. Phòng chỉ dành cho các trường hợp cần cách ly đặc biệt, có nồng độ virus cao và tránh lây nhiễm virus ra bên ngoài.
Phòng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm hai phòng là phòng đệm và phòng chính. Không khí đi theo một chiều, từ bên ngoài đi qua phòng đệm vào phòng chính và ra ngoài qua khu vệ sinh của bệnh nhân. Phòng được đóng pano tường, trang bị hệ thống kiểm soát áp suất và điều khiển nhiệt độ, bộ lọc Hepa, hệ thống dẫn khí, giúp duy trì áp suất âm từ phòng này sang phòng kia.
Phòng còn có thể lọc được virus. Song bên trong phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn do bệnh nhân thường sinh hoạt trong đó một thời gian dài, nồng độ virus cao. Vì vậy nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân và khử khuẩn phòng nhiều lần.
Cách ly y tế tại nhà như thế nào?
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý môi trường y tế (thuộc Bộ Y tế), cách ly y tế tại nhà trước tiên là cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp tại nơi ở, nơi lưu trú để làm phòng cách ly.
Tốt nhất là bố trí cho người được cách ly ở một phòng riêng, nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại. Trong trường hợp cách ly tại nhà cũng cần bố trí phòng riêng cho người được cách ly, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.
Dùng giẻ hoặc khăn lau bằng nước sạch trước, sau đó lau bằng chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử khuẩn theo nguyên tắc lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ, từ trên xuống dưới. Các bề mặt cần lau bao gồm:
- Nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng (sảnh chờ, khu vui chơi, khu thể dục thể thao…), khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy (nếu có). Đối với các khu vực này cần tiến hành lau khử trùng ít nhất 01 lần/ngày.
- Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can; nút bấm, cabin thang máy: Cần được lau khử trùng ít nhất 2 lần/ngày.
Lưu ý người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa. Tổ chức thu gom rác thải và xử lý hàng ngày.