Đối tượng duy nhất được tăng lương hưu 2 lần trong năm 2023, đó là ai

( PHUNUTODAY ) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2023/NĐ-CP chính thức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Đối tượng duy nhất được tăng lương hưu 2 lần trong năm 2023

Theo Nghị định, có 9 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1.7.2023.

Trong đó, những người đang lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước năm 1995 là nhóm được tăng mức hưởng nhiều nhất trong năm 2023 khi được tăng lương hưu, trợ cấp đến 2 lần trong cùng 1 đợt tăng.

Cụ thể, tăng 12,5% hoặc 20,8% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 1.7.2023. Trong đó, mức tăng 12,5% áp dụng cho người đã được tăng thêm 7,4% lương hưu trong đợt tăng ngày 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

tienluong

Mức tăng 20,8% áp dụng cho người chưa được tăng thêm 7,4% lương hưu trong đợt tăng ngày 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, tăng thêm 300.000 đồng/người hoặc ấn định mức hưởng mới bằng 3 triệu đồng đối với những người đang lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng sau khi đã tăng 12,5% hoặc 20,8% mức hưởng.

Cụ thể, người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/tháng sẽ được tăng thêm 300.000 đồng/tháng. Trường hợp người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/tháng đến dưới 3 triệu đồng/tháng sẽ được tăng lên bằng 3 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, các nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội năm 2023 còn lại chỉ được xét tăng 12,5% hoặc 20,8% mức hưởng.

Do đặc thù của chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội trước năm 1995 nên phần lớn người lao động nghỉ hưu trong giai đoạn này có mức hưởng thấp so với mặt bằng chung.

Việc tăng liền một lúc 2 mức cho những người đang lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước năm 1995 là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995.

Bộ Tài chính tính toán, đề xuất lộ trình cải cách tiền lương

Ngày 18/9, tiếp tục phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết số 74 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tại báo cáo, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2021, nguồn cải cách tiền lương từ ngân sách Trung ương chưa sử dụng khoảng 54.517 tỷ đồng. Trong đó số tiền ở các bộ, ngành gần 82 tỷ đồng. Các địa phương cũng dư tiền dành cho cải cách tiền lương là 208.457 tỷ đồng.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện. Đối với số tiền dư tới cuối 2022, con số này đang được các bộ ngành, địa phương báo cáo, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Theo Chính phủ, hiện nay việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Trong đó, tại Nghị quyết 27, Trung ương yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, dành nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương toàn diện, gồm thang lương, bảng lương, hệ số và các khoản phụ cấp. Việc này nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả.

Cũng liên quan đến chính sách tiền lương, Nghị quyết kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6/2023, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6, sẽ diễn ra vào tháng 10/2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm cơ quan này đang xây dựng khung ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm (2024 - 2026). Trên cơ sở đó, sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương.

Bộ Tài chính cũng sẽ rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại ngày 31/12/2022 và đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 9/9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ về phương án trình Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội về lộ trình cải cách tiền lương và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link